Ốm đau thật mệt mỏi

Đang lúc hừng hực khí thể để làm việc thì lại ốm.

Thật chán …

headache

Đầu thì đau như búa bổ, ho thì lộn gan lộn ruột 😦

Vẫn cố gắng lết đi làm mà không tập chung được vào việc gì.

Xin mày đấy tha cho tao, đừng ốm nữa, mệt mỏi quá chẳng làm được việc gì :((

 

20 bài học về cuộc sống khiến bạn chỉ ước giá mà mình biết sớm hơn

1. Bạn để ý thứ gì, thứ ấy sẽ dày vò bạn.

2. Bạn làm mất một cái điện thoại iPhone 6s, mẹ bạn biết và mua cho bạn một chiếc iPhone 7, bạn vẫn sẽ cảm thấy vui. Nếu người yêu bạn chia tay với bạn, nhưng người bạn ngưỡng mộ từ lâu tỏ tình với bạn, bạn vẫn không kiềm chế được trở nên vui hơn. Con người ai cũng vậy, không phải bạn sợ mất đi, mà chỉ sợ mất đi rồi sẽ không có thứ tốt hơn để thay thế.

3. Người mãi mãi đối tốt với bạn chỉ có bố mẹ của bạn thôi.

4. Thoải mái một chút mà sống cuộc sống của bạn đi, bạn chẳng có nhiều khán giả tới vậy đâu.

photo-0

5. Đừng lúc nào cũng cho rằng xây dựng quan hệ là quan trọng nhất, chẳng có gì là quan trọng hơn việc khiến bản thân trở nên mạnh mẽ và ưu tú hơn cả.

6. Bạn có thể yêu năm, ba kẻ không ra gì, nhưng bạn không thể yêu một kẻ không ra gì năm, ba lần.

7. Đừng ngại phải từ chối người khác, bởi những người không ngại làm khó bạn cũng chẳng phải người tốt gì.

8. Ngay lúc bạn nói xấu một ai đó sau lưng, bạn đã thua rồi. Bởi bạn biến người khác thành chủ đề bàn luận của bạn trong khi người khác lại cảm thấy bạn chẳng đáng nhắc tới.

9. Không yêu cũng không chết được.

10. Không cần phải quan tâm đến ánh mắt người khác mọi lúc mọi nơi, chỉ có như vậy bạn mới có thể vui vẻ, thoải mái mà sống.

11. Xấu cũng không sao cả, bởi người khác mà tẩy trang đi cũng chẳng đẹp ở điểm nào.

12. Một người không chủ động liên lạc với bạn chính là không nhớ bạn, cũng có thể là chẳng hề thích bạn. Nhắn tin với bạn mà chỉ toàn hai, ba câu hoặc dùng emoticon chính là không có hứng thú với bạn. Nói rất nhiều nhưng không có hành động thực tế chính là chỉ coi bạn như hàng dự bị. Bạn không cần phải kiếm cớ thay người khác, cũng không cần phải lãng phí tình cảm của mình, hãy nhanh chóng đối diện với sự thật hoặc buông tay thôi.

13. Một người nếu muốn đối tốt với bạn thì rất dễ dàng, một người nếu muốn thích bạn cũng rất dễ dàng, quan trọng là sự kiên trì. Một người khi ở bên bạn, đối tốt với bạn chính là thích bạn. Nhưng kể cả khi hai người không còn bên nhau nữa, người ấy vẫn đối tốt với bạn, đó mới là thực sự yêu bạn.

14. Đừng động tí là lại bô bô tất cả lên Facebook.

15. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy nhớ bạn đang leo được đến giữa sườn núi rồi.

16. Đừng khóc trước mặt người khác. Đừng quyết định việc gì quan trọng vào đêm khuya. Quan trọng hơn là đừng tin lời mẹ nói rằng bạn rất gầy.

17. Đừng giằng co nữa, người ấy không yêu bạn đâu. Đừng nhớ mãi quá khứ như thế, sự si tình của bạn chỉ là gánh nặng với một người đã quyết tâm ra đi. Các cô gái, cùng cố gắng nhé!

18. Buông tay một người thực sự rất khó, bạn sẽ cần rất nhiều thời gian. Nhưng chỉ là rất lâu chứ không có nghĩa là không thể quên…

19. Ngoại tình chỉ có 0 lần và vô số lần.

20. Tất cả những đau khổ bạn từng trải qua chỉ đang giúp chính bản thân bạn trưởng thành và trở thành một con người tốt đẹp hơn.

(cafef.vn)

Bỏ thuốc lá

Tối hôm qua ho quá, ho không ngủ được, ho đến mức ruột gan như muốn lộn ngược.

Vẫn biết hút thuốc  rất có hại cho sức khỏe và ảnh thưởng tới các mối quan hệ xã hội khác, nhưng không may đã nghiện rồi thì bỏ nó cũng phải là việc đơn giản. Đã quyết tâm bao nhiều lần bỏ thuốc rồi nhiều nhất cũng chỉ được vài tháng.

nosmoking

Lần này sẽ là lần cuối nói đến vấn đề này. Hôm nay là 22/10/2016 chính thức bắt đầu bỏ thuốc and never smoke again!!!!!!

Quy trình 10 bước cơ bản Xây dựng và phát triển thương hiệu dành cho Doanh nghiệp

(Trích dẫn tài liệu đào tạo Chiến lược Thương hiệu – ThS. Đặng Thanh Vân)

Xây dựng thương hiệu là vấn đề không đơn giản, đặc biệt với các doanh nghiệp trong phạm vi hữu hạn của nguồn vốn kinh doanh.Tuy nhiên,  nếu nhìn nhận vấn đề “thương hiệu giống như một con người”, quá trình Xây dựng Thương hiệu sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn. Quy trình đã xuất bản trong sách 10 bước cất cánh thương hiệu (XB 10/2014) và được cộng đồng Marcom ghi nhận như là cuốn sách duy nhất viết về chiến lược thương hiệu dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam,

10 Bước Cơ Bản Để Xây Dựng Thương Hiệu:

Bước 1:  Nghiên cứu các giá trị nền tảng. Trong mô hình Brandkey, phần nghiên cứu này tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của Doanh nghiệp/ sản phẩm/ Thương hiệu.

Các công cụ phổ biến: SWOT, các mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh; chuỗi giá trị.

brandkey01

Mô hình brandkey trong xây dựng thương hiệu

Bước 2: Môi trường cạnh tranh. Nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường.

Điểm mấu chốt: Tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường. Điểm yếu của đối thủ và Concept Truyền thông của đối thủ.

Công cụ gợi ý: SWOT đối thủ, quy trình nghiên cứu concept truyền thông của đối thủ cạnh tranh. Trải nghiệm khi là khách hàng của đối thủ. Mô hình định vị cạnh tranh.

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu.

Điểm mấu chốt: Nghiên cứu Insight khách hàng. Trả lời câu hỏi “Vì sao khách hàng lại cư xử như vậy” và “Khách hàng thực sự muốn được đối xử như thế nào?”.

Công cụ: Nghiên cứu marketing, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu “quy trình trải nghiệm của khách hàng” khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ.

Đặc biệt lưu ý: Quy trình trải nghiệm khách hàng đã hoàn toàn thay đỏi từ khi có Internet và Mạng xã hội.

brandkey02

Mô hình thương hiệu kim cuơng – Brand Diamond do ThanhsBrand sáng tạo


Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu (Bước 1 trong Brand Diamond)

Sứ mệnh thương hiệu cần trả lời các câu hỏi quan trọng:

1. Thương hiệu đại diện cho điều gì?
2. Lợi ích lý tính/ cảm tính nào thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng?
3. Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là gì?
4. Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ là gì?

Tầm nhìn của thương hiệu mô tả Đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn 10-20 năm. Tầm nhìn bao gồm hình dung về tương lai và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.

Bước 5: Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi: Hệ thống niềm tin trong tổ chức và là cơ sở quyết định văn hóa thương hiệu/ văn hóa tổ chức.

Bước 6: Cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu. Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện…)

brandkey03

“Starbucks Hồ Chí Minh – Việt Nam” – hình ảnh nhận diện thương hiệu Starbucks tại điểm bán

brandkey04

 

Cá biệt hóa thương hiệu Pepsi và Coca


Bước 7: Xây dựng Cấu trúc thương hiệu và xác định Mô hình kinh doanh cạnh tranh cho thương hiệu.

Cấu trúc thương hiệu giúp Doanh nghiệp sử dụng đồng thời chiến lược tập trung và đa dạng hóa một cách hiệu quả. Các thương hiệu cần được tập trung để tạo nên sự khác biệt và định vị mạnh mẽ trong tâm trí khác hàng. Ngược lại đa dạng hóa sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp giải quyết bài toán bất lợi/ hưởng lợi vì quy mô.

Bước 8: Văn hóa thương hiệu. 

Nếu như tính cách thương hiệu là nội hàm và phong cách (đặc điểm cảm tính và nhận diện) là sự thể hiện ra bên ngoài các giá trị nội hàm của thương hiệu; thì Giá trị cốt lõi và Văn hóa thương hiệu cũng có vai trò/ vị trí tương tự.

Trong khi giá trị cốt lõi đem lại sức mạnh tiềm ẩn cho thương hiệu thì văn hóa giúp thương hiệu tạo nên hình ảnh đặc trưng và khác biệt mạnh mẽ cho tổ chức. Văn hóa của thương hiệu được cấu thành bởi 2 yếu tố: Giá trị cốt lõi và Mô hình kinh doanh.

Bước 9: Lịch sử hóa thương hiệu và Tài sản thương hiệu. Thương hiệu không cần chờ đến 10-20 năm mới có lịch sử. Lịch sử được tạo dựng bởi những giá trị mới mẻ và đột phá so với tiến trình cũ. Giống như Neil Armstrong khi bước những bước đầu tiên lên mặt trăng, bước đi đó ngay lập tức đã đi vào lịch sử như “một bước tiến dài của nhân loại”.

Hãy là người đầu tiên, bạn sẽ làm nên Lịch sử. Có thể không chỉ là của thương hiệu, mà còn là của cả một xã hội.

Bước 10: Xây dựng LỜI HỨA THƯƠNG HIỆU: Là cam kết của thương hiệu đối với khách hàng. Lời hứa bao gồm 2 phần: Tuyên bố và Thực thi.


CÁC GIÁ TRỊ ĐẠT ĐẾN KHI XÂY DỰNG 10 BƯỚC

Brand Equity – Tài sản thương hiệu. Được định nghĩa là tất cả những đặc tính hay chất lượng nổi bật nhất của một thương hiệu, có được từ sự tương tác giữa các nhóm có lợi ích với thương hiệu, qua đó tạo ra được sự cam kết từ các cá nhân và tạo ra nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm mang thương hiệu này của doanh nghiệp. Chính những tư duy và cảm giác rất khác biệt này làm cho thương hiệu có giá trị và tạo được sự chú ý với khách hàng.

brandkey05

Mô hình CBBE (Custome base brand equity) của RedBull


ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU: là khái niệm quan trọng nhất của chiến lược thương hiệu. Định vị hiểu đơn giản là việc tạo nên một vị thế khác biệt của thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, trong một thị trường mục tiêu nhất định.

BRAND ESSENCE – Tinh túy thương hiệu là những giá trị cảm tính, cảm xúc và “tinh túy” nhất mà thương hiệu đạt được/ ghi dấu trong tâm trí khác hàng.

Tài sản thương hiệu; Định vị thương hiệu và  Tinh túy thương hiệu được hình thành thông qua quá trình xây dựng thương hiệu 10 bước; nhưng chỉ đạt đến khi thương hiệu đã thực sự được trải nghiệm trong tâm trí khách hàng.