Bí kíp giúp bạn “đánh bật” suy nghĩ vẩn vơ ra khỏi đầu

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng, nhiều khi chúng ta hay nghĩ vẩn vơ và không thể ngăn cản được những ý nghĩ “lộn xộn” nảy ra trong đầu. Những suy nghĩ có phần tiêu cực này cứ lặp đi lặp lại hàng ngày khiến chúng ta phát cáu.

Suy nghĩ tiêu cực ở đây có thể là lo lắng về vấn đề tiền bạc, sai phạm ở chỗ làm hoặc đơn giản chỉ là nỗi sợ không tên. Điểm chung của những suy nghĩ này là đều rất khó kiểm soát. Phương pháp được nhiều người dùng nhất để xử lý vấn đề này là cố gắng “xua đuổi” suy nghĩ đó ra khỏi đầu.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra, càng cố xua tan suy nghĩ tiêu cực thì càng khiến ta nghĩ tới nhiều hơn. Sau nhiều cuộc thử nghiệm, nhà tâm lý học người Mỹ – Daniel Wegner (thuộc ĐH Harvard) đã đưa ra một số bí kíp tiềm năng để loại bỏ suy nghĩ không mong muốn đang kiên trì bám lấy tâm trí bạn.

1. Làm xao lãng sự chú ý

Cách hiệu quả để gạt bỏ suy nghĩ khỏi tâm trí đó là cố gắng nghĩ về một vấn đề khác, nhờ vậy bản thân bạn sẽ bị mất tập trung và quên ý nghĩ tiêu cực lúc nào không hay.

Tuy nhiên, với phương pháp này phải lưu ý rằng, cần tập trung chuyển hướng chú ý vào một vấn đề chứ không phải ngồi nghĩ vẩn vơ. Bởi lẽ nghĩ lung tung không mục đích có thể dẫn tới những cảm xúc tiêu cực. Do vậy bạn cần hướng tới những vấn đề cụ thể, ví dụ như chương trình TV, một bản nhạc hay công việc, nhiệm vụ nào đó.

2. Tự tạo áp lực

Một phương pháp trực giác khác là tự tạo áp lực cho chính bản thân bạn. Cơ sở của phương pháp này là áp lực gây ra sẽ khiến chúng ta thấy những suy nghĩ tiêu cực đang đeo bám kia không còn là vấn đề to tát.

Thay vào đó, não bộ sẽ chỉ huy để chúng ta hoàn thành nhiệm vụ được giao, không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ khác. Khi tâm lý trở nên thoải mái hơn, bạn sẽ làm việc năng suất và đạt được kết quả tốt.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách này lại khiến những ý nghĩ kia càng “dội”lại mạnh hơn. Lúc đó bạn nên để đầu óc thư giãn, làm một việc gì cảm thấy thích thú.

3. Trì hoãn suy nghĩ

Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người thường xuyên bị suy nghĩ tiêu cực “trì hoãn” những lo lắng này lại trong vòng 30 phút, thời gian này được gọi là “giai đoạn lo nghĩ”.

Một số trường hợp chứng minh rằng cách làm này rất hiệu quả trong việc gạt bỏ những suy nghĩ rối ren sang một bên. Vì vậy, việc “hoãn lại” những lo âu trong một khoảng thời gian cố định có thể giúp bạn thoải mái tinh thần hơn.

4. Sử dụng liệu pháp nghịch lý

Trong trường hợp thay vì trốn tránh những suy nghĩ lo âu, ví dụ như cái chết, bạn lại đương đầu và tập trung vào thẳng vấn đề thì kết quả sẽ như thế nào? Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phương pháp này có thể hiệu quả trong việc xua tan những suy nghĩ dai dẳng bám lấy tâm trí bạn.

Cơ sở của liệu pháp nghịch lý được dựa trên nguyên tắc của “liệu pháp vạch trần”: những người mắc phải chứng sợ nhện sẽ dần dần được tiếp xúc với nhện cho tới khi nỗi sợ bắt đầu mất dần. Tuy nhiên, cách này không thể áp dụng cho cho người “nhát” gan.

5. Chấp nhận

Thay vì cố gạt những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu, bạn có thể học cách chấp nhận chúng. Một nghiên cứu để giảm buồn phiền được tiến hành năm 2005 bởi các nhà khoa học Anh đã chỉ ra: “Vật lộn với những suy nghĩ trong đầu chẳng khác nào vật lộn trong cát lún”.

Bởi vậy, mỗi người hãy xem xét những suy nghĩ của mình và tưởng tượng rằng, ý nghĩ đó đang thoát ra khỏi tâm trí bạn qua tai với những ký hiệu đặc biệt được điều khiển bởi quân lính tinh nhuệ. Đừng cố tranh cãi, trốn tránh hoặc xua đi những dấu hiệu mà hãy quan sát mà để chúng hành quân trước mặt bạn.

6. Tự khẳng định bản thân

Đây là phương pháp mới của tâm lý học để chữa lành mọi chứng bệnh về tâm lý. Tự khẳng định bản thân có nghĩa là bạn cần nghĩ về những ưu điểm và có niềm tin vào bản thân mình. Nhờ vậy, bạn sẽ cảm thấy tự tin và kiểm soát bản thân tốt hơn. Kết quả là bạn có thể loại bỏ những suy nghĩ không mong muốn một cách dễ dàng hơn.

7. Viết lại nỗi lo lắng

Trái với phương pháp tự khẳng định bản thân, viết lại những suy nghĩ và cảm xúc thầm kín nhất lại có tác dụng không chỉ về tâm lý mà còn về mặt sức khỏe. Viết lại những cảm xúc chân thật của chính mình sẽ giúp bạn xua tan những ý nghĩ không mong muốn.

Các phương pháp và liệu pháp kể trên dẫn tới những kết quả khác nhau tùy theo từng thử nghiệm, điểm chung của các phương pháp là không gây hại cho người tham gia. Sau một thời gian thử nghiệm, tất cả đều đem đến cho bạn nhiều sự cải thiện đáng kể trong việc ám ảnh và “vứt bỏ” bớt nỗi lo âu hàng ngày.

Cách để kiểm soát suy nghĩ của bạn

Suy nghĩ là thứ tài sản quý giá và quyền năng nhất của con người. Bạn và tất cả những gì bạn trải qua trong cuộc sống này đều là kết quả trực tiếp của suy nghĩ. Khả năng kiểm soát suy nghĩ sẽ cho phép bạn lựa chọn những trải nghiệm, những con người và những công việc bạn muốn gắn bó. Mọi người đều đã có một khoảnh khắc khi tâm trí của họ có một tâm trí riêng nhưng việc kiểm soát suy nghĩ của bạn có thể làm cho bạn hạnh phúc hơn, ít căng thẳng hơn và trang bị tốt hơn để giải quyết vấn đề hoặc đạt được mục tiêu. Nếu bạn vẽ tâm trí mình một bức tranh về những khung cảnh hạnh phúc và tươi sáng có nghĩa là bạn đã đặt chính mình vào một điều kiện có lợi hướng đến những thành công của bạn. Nhiều người có một cuộc đời thất bại bởi vì họ sai lầm từ trong suy nghĩ. Vậy làm sao để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu óc bạn để thay thế bằng những ý nghĩ tích cực cho sự thành công.

Hướng dẫn cách kiểm soát tâm trí của bạn

1.  Dừng lại và lấy một hơi thật sâu. Các bạn nên tập trung sự chú tâm vào hơi thở của bạn trong một thời điểm nhất định, khi ấy chính hơi thở đã giúp bạn có một khoảng cách từ trong suy nghĩ đó và làm cho những suy nghĩ dễ dàng hơn trong việc xử lý.

2.  Quan sát những suy nghĩ của bạn mà không phán xét đúng hay sai. Hãy xem xét lý do tại sao bạn đang có những suy nghĩ như vậy và điều gì khiến bạn cảm thấy bị mất kiểm soát bởi bộ não của bạn. Lấy một cái nhìn khách quan vào suy nghĩ của bạn sẽ giúp tinh thần của chúng ta thoải mái hơn mà không cần quan tâm đến cảm xúc tiêu cực.

3.  Dùng hành động để giải quyết những suy nghĩ trong bạn. Ngồi một cách thoải mái và thư giãn với những ý nghĩ trong đầu của bạn hoặc nghĩ đến một vấn đề khác, điều này cho phép bạn từ từ nhớ lại mình đã bắt đầu một ngày như thế nào. Nếu bạn có quá nhiều suy nghĩ tiêu cực trong ngày, hãy quyết tâm suy nghĩ tích cực vào ngay ngày hôm sau. Hãy cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của những suy nghĩ tiêu cực đó.

4.  Đặt mình trong một môi trường thoải mái. Thế giới bên ngoài ảnh hưởng rất sâu sắc đến thế giới nội tâm của các bạn, vì vậy nếu bạn đang ở trong một môi trường mà bạn cảm thấy không thoải mái hoặc mất kiểm soát sau đó suy nghĩ của bạn sẽ trở nên tiêu cực nhiều hơn. Hãy hoà mình vào trong âm nhạc mà bạn cảm thấy thư giãn, thắp một ngọn nến, hoặc đi đến của bạn điểm yêu thích.

5.  Tạm chuyển hướng suy nghĩ của bạn sang các hoạt động khác. Bạn có thể tập thể thao như chạy bộ, bơi lội hay xem một bộ phim hay hoặc gọi điện thoại tâm sự với một người bạn để tâm trí của bạn thoát ra khỏi những suy nghĩ trong tầm tay.

6.  Nói chuyện với một người nào đó để những suy nghĩ của bạn thoáng hơn, khi ấy các bạn sẽ tạo cho suy nghĩ một cái nhìn mới và rộng hơn.

Hãy nhớ rằng nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát trầm cảm nghiêm trọng, bạo lực, hoặc có ý nghĩ tự tử thì không bao giờ nên sử dụng các chất nguy hiểm để kiểm soát suy nghĩ của bạn mà hãy phản ứng một cách bình tĩnh và hiệu quả hơn trước những thử thách bằng cách nhìn thẳng vào tình huống, nhận dạng những gì ta có thể kiểm soát và không kiểm soát được, tập trung thời gian và năng lượng vào những gì ta có thể kiểm soát được đồng thời chấp nhận và phát triển những kỷ năng cần thiết để chủ động đối phó trước những gì mà các bạn không thể kiểm soát.

6 cách kiểm soát chứng suy nghĩ, lo lắng thái quá

Các nghiên cứu cho thấy suy nghĩ thái quá có thể dẫn tới khủng hoảng về tinh thần, tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe như nghiện rượu, thiếu ngủ, biếng ăn hoặc béo phì do ăn uống mất kiểm soát.

Suy nghĩ nhiều khiến bạn thêm mệt mỏi – Ảnh minh họa

Dưới đây là những cách có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này, theo The Huffington Post.

Nhận thức được bạn đang suy nghĩ quá nhiều

Nhận thức là bước đầu tiên trong quá trình giải quyết vấn đề. Hãy bắt đầu chú ý đến cách bạn suy nghĩ khi nhận thấy mình cứ lặp đi lặp lại sự kiện nào đó với tần suất ngày một nhiều và lo lắng, bồn chồn về những thứ bạn không thể kiểm soát thì đó là lúc bạn đang suy nghĩ thái quá.

Thách thức bản thân thay đổi suy nghĩ

Bám víu lấy những suy nghĩ tiêu cực luôn dễ dàng hơn. Nhưng sau bước nhận thức bạn hãy tự thách thức, dứt khoát đặt ra thách thức để bản thân thay đổi lối suy nghĩ cũ. Suy nghĩ tiêu cực về một khía cạnh nào đó chỉ là những cảm xúc giả và bạn không nên đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào trong lúc này.

Tập trung tìm cách giải quyết

Thay vì để tâm trí bị mắc kẹt vào phần luận đề hay nói cách khác là những biểu hiện của sự việc đã diễn ra, hãy lái suy nghĩ của mình qua hướng khác bằng cách tự đặt câu hỏi mang tính giải quyết vấn đề. “Mình có thể làm gì với chuyện này?” luôn là câu hỏi thông minh hơn “Tại sao chuyện này xảy ra với mình?”

Đặt ra thời gian để suy nghĩ

Suy nghĩ quá nhiều sẽ chỉ làm bạn mệt mỏi, nhưng những suy nghĩ, phản xạ trong thời gian ngắn có thể giúp ích. Vì vậy, hãy xếp lịch làm việc hằng ngày và dành ra khoảng 20 phút để suy ngẫm lại về sự việc đã diễn ra. Trong 20 phút này hãy để bản thân được tự do lo lắng, suy nghĩ vế bất cứ thứ gì bạn muốn. Nhưng khi hết 20 phút hãy quay trở lại làm việc.

Thiền

Nhiều nghiên cứu cho thấy thiền có tác dụng tuyệt vời trong việc kiểm soát suy nghĩ và làm dịu tâm trí. Vì vậy, khi quá mệt mỏi, lo lắng, hãy dành ra chút thời gian để tập thiền.

Làm cho mình bận rộn

Suy nghĩ cũng như dòng nước, bạn không thể ngăn cản hay dừng nó như ý muốn của mình ngay lập tức được. Nhiều trường hợp, bạn càng cố gắng bạn sẽ càng thất bại. Những lúc thế này, đừng bắt ép bản thân ngừng suy nghĩ. Thay vào đó, hãy làm cho mình bận rộn với những hoạt động như tập thể dục, nói chuyện về một chủ đề hoàn toàn khác và quay trở lại với dòng suy nghĩ cũ khi bạn đã bình tâm hơn.

Theo thanhnien.vn