Bí quyết trả lời câu hỏi phỏng vấn kinh điển “Bán cho tôi cây bút này”

Bạn đang tham gia một buổi phỏng vấn tuyển dụng và sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà nhà tuyển dụng đưa ra để chứng tỏ khả năng của bạn phù hợp với công việc này. Bỗng dưng nhà tuyển dụng đặt cây bút lên bàn và yêu cầu “Bán cho tôi cây bút này”. Vậy bạn sẽ xử lý thế nào trong trường hợp này?

Đây là một câu hỏi đơn giản, thường hướng tới các ứng viên ứng tuyển vị trí bán hàng. Tuy nhiên, để trả lời đúng không phải là điều dễ dàng.

Một câu trả lời nổi tiếng cho câu hỏi này xuất hiện trong bộ phim The Wolf of Wall Street (Sói già phố Wall) – nói về chuyên gia môi giới chứng khoán Jordan Belfort (do Leonardo DiCaprio thủ vai) đã yêu cầu một người bạn bán cho anh ấy một chiếc bút.

Người bạn lấy chiếc bút và yêu cầu Belfort viết tên của anh ấy lên chiếc giấy ăn. Belfort nói anh không thể bởi vì anh không có bút. Người bạn nói chính vì thế anh mới cần mua cây bút này. Đây thực sự không phải là phương pháp tốt nhất để áp dụng trong tình huống thực tế.

Dưới đây là những bí quyết giúp bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn kinh điển này một cách “trơn tru” nhất.

1. Đặt câu hỏi ngược lại

Trên thực tế, các nhân viên bán hàng tốt nhất sẽ đặt những câu hỏi ngược lại trước khi nỗ lực bán bất kỳ thứ gì. Chẳng hạn như Ian Adams – một chuyên gia bán hàng trong lĩnh vực công nghệ chia sẻ trên Quora, bạn có thể xử lý tình huống này như sau:

Bạn: Thưa ông, lần cuối cùng ông sử dụng bút là khi nào?

Nhà tuyển dụng: Sáng nay

Bạn: Ông có nhớ đó là loại bút gì không?

Nhà tuyển dụng: Không

Bạn: Ông có nhớ tại sao ông lại dùng nó không?

Nhà tuyển dụng: Có chứ. Tôi dùng nó để ký hợp đồng với khách hàng.

Bạn: Ồ, vậy tôi chia sẻ với ông về cách tốt nhất để dùng một cây bút. Ông có cho rằng ký hợp đồng với khách hàng là điều đặc biệt quan trọng trong công việc kinh doanh không? Chắc chắn là có rồi. Vậy tại sao ông lại dùng một cây bút mà ông không nhớ là loại gì cho một sự kiện quan trọng và đáng nhớ như vậy.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có rất nhiều sự kiện ý nghĩa và đáng nhớ cần lưu lại, nhưng chúng ta lại dùng những cây bút rẻ tiền bởi chúng rất dễ mua trong các cửa hàng tạp hóa hoặc hiệu sách. Chúng ta ít nghĩ đến việc cần phải rút ra bài học từ những sự kiện quan trọng.

Và cây bút này của tôi sẽ dành cho những sự kiện quan trọng. Nó là công cụ giúp ông có thể chốt deals nhanh chóng. Hãy coi nó như một biểu tượng đưa quý công ty lên một tầm cao mới bởi khi ông dùng nó, ông sẽ làm việc hiệu quả và ký được nhiều hợp đồng hơn. Ông biết không? Tuần trước, tôi vừa giao 10 hộp loại bút này đến văn phòng của Elon Musk.

Đáng tiếc đây lại là cây bút cuối cùng tôi bán trong ngày hôm nay. Tôi rất hi vọng ông sẽ dùng thử nó. Nếu ông không hài lòng về cây bút này, tôi sẽ quay lại để lấy nó vào ngày mai và sẽ không lấy một xu của ông.

Nhà tuyển dụng: Tuyệt vời!

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, khi đặt câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn kiểm tra sự nhanh nhẹn và tự tin của ứng viên. Một nhân viên bán hàng kém sẽ ngồi nói thao thao bất tuyệt về những đặc tính của sản phẩm mà không đặt bất cứ câu hỏi nào cũng như không cố gắng xác định xem khách hàng thực sự cần mua cây bút là ai.

pencil2

Trong khi đó, một nhân viên bán hàng xuất sắc sẽ biết tập trung vào những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Họ hiểu khách hàng muốn gì thông qua đặt câu hỏi, chứ không ngồi dự đoán nhu cầu của khách hàng.

“Một cách trả lời lý tưởng cho câu hỏi phỏng vấn này bắt đầu hỏi tập trung về tôi và doanh nghiệp của tôi vì điều này có thể giúp ứng viên xác định tôi có thực sự cần bút chì hay không trong lần gặp đầu tiên. Khả năng xác định nhu cầu của khách hàng là khía cạnh quan trọng nhất và duy nhất nhưng nó lại thường bị bỏ qua”, Christopher Searles – Chủ tịch công ty Searles Media, người chuyên phỏng vấn các ứng viên bán hàng cho hay.

Bằng cách hỏi các câu hỏi, bạn có thể bán bút chì, không hẳn là một món hàng hóa, nhưng nó sẽ là giải pháp cho vấn đề của người mua.

Bạn nên nói: “Tôi muốn hiểu rõ nhu cầu của bạn với những chiếc bút chì. Ngài đang dùng loại bút nào để viết? Ngài thường ngồi viết ở nơi nào? Ngài thường viết kiểu văn bản nào? Ngài có hài lòng với loại bút hiện tại mà ngài đang dùng không? Nếu ngày đang muốn tìm nhà cung cấp vật dụng viết, ngài nghĩ yếu tố nào là quan trọng nhất giúp ngài lựa chọn?”.

2. Hiểu rõ nhu cầu của người mua

Theo doanh nhân Andrei Kolodovski chia sẻ trên Quora, cốt lõi của vấn đề ở đây là bạn phải hiểu mình đang bán thứ gì. 9 trên 10 người khi nhận được câu hỏi này sẽ ngay lập tức mô tả về chiếc bút và những đặc tính của nó: Cây bút này viết rất trơn. Mực rất sáng và đẹp. Giá của nó rất rẻ… Những điều này hoàn toàn thừa thãi.

Vấn đề thực sự ở đây là bạn cần quan tâm khách hàng muốn gì và giải quyết những mong muốn của họ. Bạn đang bán bút và bạn hỏi người phỏng vấn “Ngài đang sử dụng loại bút nào để viết”. Câu trả lời của họ là “Tôi không sử dụng bút vì tôi không bao giờ viết”. Vậy, bạn phải xử lý như thế nào?

Bạn hãy dũng cảm nói “Dường như ngài không có nhu cầu mua bút. Vậy ngài có người bạn nào có nhu cầu sử dụng không?”. Bạn không nên lãng phí thời gian cho những người không bao giờ sử dụng sản phẩm mà bạn đang bán.

Hoặc bạn có thể học cách bán hàng của Steve Jobs tại một buổi ra mắt Iphone: hiểu rõ nhu cầu của khách hàng đến mức làm cho họ không thể từ chối được.

pencil3

Steve Jobs: Xin chào, cảm ơn vì các bạn đã có mặt ở đây. Thật tuyệt vời khi nhìn thấy các bạn ngày hôm nay.

Đầu tiên có vài điều tôi muốn chia sẻ. Chúng tôi đã bán được 500 triệu chiếc iPhone tuần trước. Nửa tỷ chiếc iPhone, rất nhiều! Chúng tôi làm điều gì đó thực sự đơn giản: Chúng tôi tạo ra những sản phẩm thú vị mà thực hiện những điều phi thường.

Này chàng trai, chúng tôi có vài thứ đặc biệt dành cho bạn ngày hôm nay. Đây là một trong những sản phẩm tốt nhất chúng tôi đã làm ra.

Với iPod, chúng tôi mang đến cho bạn thế giới âm nhạc ngay trong túi của bạn. Với iPhone, chúng tôi mang đến cả thế giới internet vào trong túi của bạn.

Hôm nay, Apple phát minh ra chiếc bút. Chúng tôi gọi đó là: iPen. Có vẻ không xinh xắn lắm nhỉ? Nó chỉ tuyệt đẹp thôi. Đây là dụng cụ viết văn bản tốt nhất mà bạn từng thấy. Nó có lẽ là thứ đẹp đẽ nhất bạn sẽ có trên bàn của mình. Và nó chỉ có một màu: màu trắng.

Khi bạn lướt những ngón tay xung quanh iPen, nó sẽ mang lại cho bạn cảm giác hài lòng thực sự. Thứ đáng đồng tiền này được Jony và nhóm của ông thiết kế để đem lại cảm giác đáng chú ý.

pencil4

Chiếc bút này sử dụng công nghệ chuyển hồi micro tương tự như trên iPhone. Khi bạn viết, bút sẽ tự động lưu lại những ghi chú trên chính iPhone của bạn. Thật khó tưởng tưởng! Bây giờ bạn có 2 bản copy: một trên cuốn sổ ghi chú mang the bên mình và một trên iPhone để có thể gửi trực tuyến.

Vâng, bạn sẽ đặt câu hỏi rằng một công ty máy tính và điện thoại sản xuất bút để làm gì? À, Apple là một công ty thiết bị di động cá nhân. Và iPen sẽ thay đổi cách bạn làm việc. Nó trợ giúp thêm bộ óc sáng tạo của bạn và mở rộng nơi lưu trữ cho bộ não.

Tôi sử dụng bút này hàng ngày. Nó mang nụ cười hài lòng trên khuôn mặt mỗi lần tôi muốn ghi lại một điều gì đó. Mọi thứ thật tuyệt vời!

(genk.vn)

‘Hãy bán cho tôi cây bút này!’

“Hãy bán cho tôi cây bút này” – Lời thách đố có thể dạy bạn chút gì đó mới mẻ về nghề Sales hay nhắc lại một vài nguyên tắc căn bản của nghề mà đôi khi bị lãng quên.

pencil1

Câu nói này trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện trong bộ phim của đạo diễn Martin Scorsese : “The Wolf of Wall Street” (Sói già phố Wall), dựa trên câu chuyện có thật, với Leonardo DiCaprio trong vai Jordan Belfort.

Belfort làm giàu từ công ty môi giới chứng khoán, Stratton Oakmont, chuyên giao dịch cổ phiếu giá rẻ (penny stock) và lừa gạt khách hàng số tiền khoảng 200 triệu USD. Sau khi phá sản, ông đã phải ngồi tù 22 tháng tại nhà tù liên bang.

Trong phim, Belfort ngồi với nhóm bạn ở một quầy đồ ăn nhanh, và nói về tiềm năng của công ty môi giới mới của mình, về việc ai ai cũng muốn trở nên giàu có, và về việc tư bản hóa lòng tham của con người.

Trong cuộc trò chuyện, Belfort đã đố người bạn có biệt danh “cái gì cũng có thể bán được” của mình bán cho anh ta cây bút. Khi người kia không thể tìm ra cách, Belfort liền quay sang “my boy” (một nhân vật khác), một người thực sự có thể bán mọi thứ anh ta muốn.

Anh ta lập tức lấy cây bút và yêu cầu Belfort ký tên. Và dĩ nhiên, vì không có cây bút nào trong tay, Belfort đã thực hiện vụ mua bán.

Cuộc mua bán thế là xong, nhờ có cung và cầu, hay theo như lời Belfort, là nhờ tạo ra “nhu cầu cấp thiết”.

Bằng cách nào đó, bộ phim đã cho thấy một hoặc cả hai tư tưởng trên là cơ sở hợp lý của việc mua bán, nhưng bộ phim đã hiểu khá là sai lầm. Thú vị hơn là sai lầm này đến cả những salesman (người bán hàng) chân ướt chân ráo vào nghề còn khó mắc phải trong tình huống tương tự.

Sai lầm nằm ở chỗ cây bút không phải là vấn đề chính.

Khi được yêu cầu bán một chiếc bút, thật quá dễ dàng khi tập trung vào cây bút đó. Bạn sẽ bị cuốn vào việc giới thiệu các tính năng của nó: có thể dùng được ngoài vũ trụ này, viết được ở dưới nước này, nó vừa như in trong lòng bàn tay bạn, hay màu xanh của chiếc bút làm tôn vẻ đẹp của nó lên hơn bất cứ lúc nào.

Một lỗi quá ư tự nhiên. Đây, cây bút đây, bạn phải bán nó, vậy chắc chắn ta phải nói về nó rồi.

Khi được CNN phỏng vấn sau vụ sụp đổ, Belfort đã nói câu hỏi này là một “cái bẫy”.

Khi nói về cây bút, nghĩa là bạn đã rơi trúng cái bẫy đó rồi.

Vậy ta nên làm gì?

Hãy bắt đầu với người mua. Trong quá trình gọi là “đánh giá”, điểm bắt đầu cho mọi cuộc chào hàng chính là hiểu về khách hàng của mình. Tất cả đều quay xung quanh việc đặt câu hỏi, tìm hiểu xem thực chất họ đang muốn gì.

Câu trả lời của chính Belfort trên tờ Globe and Mail là: “Trước khi bán bất cứ cây bút nào cho bất cứ ai, tôi cần phải biết thông tin về người đó, tôi muốn biết nhu cầu của họ, họ dùng loại bút nào”.

Với những thông tin đó trên tay, một salesman giỏi sẽ tìm được bước tiếp cận tới nhu cầu của khách hàng. Và nếu thiếu những thông tin đó, mọi tính năng độc nhất trên Thế giới cũng sẽ không đủ sức thuyết phục.

Những người mới vào nghề thì thường “rao bán” các tính năng: ”Cây bút này có thể viết ngược”. Nếu có kinh nghiệm hơn, họ sẽ “rao bán” các lợi ích: ”Cây bút này sẽ luôn có mặt mỗi khi ông/bà cần ghi chú”.

Và những tay chuyên nghiệp sẽ biết rằng buôn bán đồng nghĩa với xác định nhu cầu khách hàng trước nhất. Chỉ khi đó bạn mới có thực sự đáp ứng nhu cầu của họ.

Vài mặt hàng sẽ dễ dàng có thể tiếp cận nhu cầu khách hàng hơn.

Ví dụ như khách mua nhà của bạn có 4 đứa con, 3 con chó và 2 con mèo, bạn sẽ không phí thời gian giới thiệu cho họ những căn hộ diện tích nhỏ làm gì cả. Bạn sẽ tránh được sai lầm ấy vì tầm quan trọng của việc thấu hiểu khách hàng khi bạn bán một căn nhà trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Cái chính là, việc đánh giá, tìm hiểu khách hàng sẽ luôn đúng đắn cho dù bạn có đang chào bán bất cứ sản phẩm nào.

Hãy bắt đầu với người mua hàng, nhu cầu của họ, mong muốn và tình thế của họ.

Và, đến lúc đó, hãy bán cây bút đi!

(cafebiz.vn)

Thiết kế background video hiệu quả trên website

Không có gì đáng ngạc nhiên khi xu hướng thiết kế website với Full Screen Background đang trở nên nở rộ những năm gần đây nhờ sự tiến bộ của công nghệ web. Tốc độ internet ngày càng tăng cao, công nghệ lướt web ngày càng nâng cao hay việc quay video HD đang trở nên đơn giản hơn chính là bối cảnh thuận lợi cho xu hướng này.

Background video đang nhận được sự quan tâm rộng rãi, tuy nhiên, xu hướng này không phải là phổ biến ở các website, từ các doanh nghiệp giải trí cho đến các agency sáng tạo, hay portfolio cá nhân. Đồng ý không phải tất cả đều thu lợi ích từ xu hướng thiết kế hiện đại này nhưng nếu được khởi đầu kỹ lưỡng và có sự tập trung cao độ, background video fullscreen sẽ mang lại nguồn lợi ích khổng lồ cho việc quảng bá thương hiệu website và thiết kế bố cục tổng thể.

Dưới đây là những nguyên tắc, hướng dẫn căn bản và một số nguồn giúp bạn tạo background video trên website hiệu quả và mang phong cách của riêng bạn

Tạo nên những video đơn giản bằng sự tương phản đối lập

Phong cách tốt nhất cho background video là tạo nên sự tương phản rõ rệt giữa video và phần text của trang web. Nguyên tắc căn bản nhưng quan trọng nhất là làm nổi text sáng màu bằng một video tối màu và ngược lại. Điều này sẽ thực sự hữu hiệu nếu cảnh phim hầu như chỉ nhất quán trong một vài màu sắc.

Coulee Creative là một ví dụ điển hình với những video đơn giản được tạo nên bởi sự tương phản đối lập khá tốt

Coulee Creative là một ví dụ điển hình với những video đơn giản được tạo nên bởi sự tương phản đối lập khá tốt. Ở đầu trang của webite, bạn sẽ thấy thanh điều hướng nhỏ cùng với một đoạn giới thiệu ngắn,. Video xoay nhanh giữa nhiều phân cảnh nhưng mỗi một cảnh trong số chúng sẽ xuất hiện mờ đi ở mức độ nào đó. Hiệu ứng này được tạo ra bởi một đường kẻ ô bao phủ bằng cách lặp lại nhiều chấm nhỏ màu đen. Nếu nhìn thật gần, bạn sẽ thấy một mô hình lặp lại trên đầu video.

Mặc dù phương pháp kiểu lát gạch này không hề rõ ràng nhưng nó vẫn thực sự hiệu quả và có vẻ thú vị. Bạn cũng có thể thử chỉnh sửa video bằng phần mềm như Premiere Pro hoặc After Effect – Tuy nhiên, không phải tất cả chuyên viên thiết kế đều có đủ kinh nghiệm để làm việc này.

Hãy giữ yên lặng!

Phương tiện truyền thông video trên website đang mắc một lỗi vô cùng nghiêm trọng: Audio có âm thanh. Tôi không thể nào đếm nổi đã bao nhiêu lần tôi thoát ra khỏi 1 website bởi vì những tiếng ồn không cần thiết. Đó thực sự là điều không mong muốn, gần như không bao giờ được chào đón và nó đơn thuần chỉ là nỗi phiền toái.

Âm thanh từ phuong tiện truyền thông video gây nên những khó chịu và phiền toái cho người dùng web

Khi người dùng chú ý đến một video được tích hợp trên trang, thường thì nó phải đợi được kích hoạt. Người dùng có thể lựa chọn kích hoạt hoặc không. Fullscreen Background video đã được thiết lập chạy tự động. Cũng tốt thôi. Dù vậy, không phải ngẫu nhiên mà hầu hết chúng đều được mặc định ở chế độ câm.

Người dùng truy cập Internet thường đang nghe nhạc. Khi âm thanh khác phát ra bất ngờ họ sẽ bị shock tạm thời hoặc là cảm thấy rất khó chịu. Ngay cả khi bạn giả định rằng họ đã tắt loa, vậy liệu có đáng để mạo hiểm hay không?

Hãy tuân thủ nguyên tắc và chỉ để background video ở chế độ tắt tiếng. Hãy tin tôi, người truy cập website của bạn hay kể cả chính bạn cũng sẽ cảm thấy hài lòng nếu bạn làm như thế!

Video với kích thước chiều cao phù hợp

Không phải tất cả bạckground video đều bắt buộc phải ở giao diện toàn màn hình. Sẽ khôn ngoan hơn nếu giảm kích thước ở khu vực background, như thế có thể giúp người dùng tiếp cận được với các vùng khác của trang web. BKWLD là một ví dụ tuyệt vời.

BKWLD là một ví dụ tuyệt vời cho việc sử dụng background video với kích thước chiều cao hợp lý

Tất cả nội dung của video đều sinh động và vừa vặn với bố cục website. Hơn thế nữa, không phải lo lắng về text nên thiết kế cũng sẽ trôi chảy mà không cần nỗ lực gì nhiều. Mỗi dự án thiết kế sẽ khác nhau vì vậy sẽ tốt hơn nếu xem xét kỹ tất cả các phương án trước khi hoàn thiện bản mẫu (mockup).

Không có yêu cầu nào về kích thước với background fullscreen. Hầu hết các video đều trải rộng ra toàn trang nhưng chẳng có lý do nào buộc bạn phải tuân theo quan điểm này. Hãy tìm kích thước phù hợp nhất cho mỗi dự án và mang lại hiệu quả cao nhất cho bạn!

Parallax Scrolling

Xu hướng video background hầu hết đều phù hợp với thẻ div trên trang. Một số designer thích sử dụng hiệu ứng parallax khi nội dung background thay đổi lúc bạn cuộn trang xuống.

Những kỹ thuật phát triển đặc trưng sẽ rất cần thiết để hợp nhất hiệu ứng parallax vào background. Nó cũng sẽ đòi hỏi một số tùy chỉnh riêng (custom) hoặc sự kết hợp của nhiều plugin. Nếu có ý định xây dựng một giao diện parallax tương tự. Stack Overflow  sẽ là bạn tốt của bạn.

Gần đây tôi đã tìm ra một case study về video fullscreen nói về việc triển khai background video trên Wistia. Các bài viết về video fullscreen đang có sự sụt giảm bất ngờ nhưng thông tin bạn cần vẫn ở ngay đó nếu bạn biết mình nên tìm kiếm ở đâu.

Tương thích tốt với các trình duyệt

Ở chủ đề Usability, đã dấy lên một câu hỏi liên quan đến những loại file video và sư hỗ trợ trình duyệt phổ biến. HTML5 đã rút ngắn khoảng cách đó nhưng chặng đường để tìm ra giải pháp toàn cầu của chúng ta vẫn còn khá xa. Vì vậy việc bạn có thể làm chính là phải đảm bảo sự tương thích với background video?

Bước đầu tiên là kiểm tra sự hỗ trợ trình duyệt cho những lọai file tự nhiên. Website Can I Usecung cấp sự phân tích chi tiết cho những đặc tính của Java Script và CSS, cùng với những yêu tố của HTLM5. Hãy biến điều này thành lợi thế của bạn và nhớ nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu của bạn.

Website Can I Use cung cấp sự phân tích chi tiết cho những đặc tính của Java Script và CSS

Nếu bạn sử dụng Analytics traffic, chúng sẽ cực kỳ hữu dụng. Hãy theo dõi các trình duyệt thường được sử dụng phổ biến nhất và tính toán mức độ hỗ trợ cho mỗi loại video. Video flash có lẽ là lựa chọn được hỗ trợ rộng rãi nhất nếu bạn cần phải xử lý những phiên bản hợp pháp của Firefox và IE.

Một điểm quan trọng cần phải ghi nhớ chính là kích thước file. Video 1080p của trông thật tuyệt khi xem trên một chiếc iMac. Nhưng buộc mỗi visitor phải sử dụng một laptop 13 inch để xem một video với dung lượng hàng trăm megabyte, liệu có cần phải phức tạp như vậy không?

Không giống như những background JPEG truyền thống, video hiện nay có thể tự điều chỉnh kích thước. Ngay cả khi đã giảm kích thước file, video của bạn vẫn phải trông thật đẹp. Vì vậy để đảm bảo tính khả dụng của background video trên các trình duyệt, có hai nguyên lý quan trọng nhất là loại file thích hợp và kích thước file được giảm bớt.

Những nguồn background video

Vì background video vẫn đang là khái niệm khá mới mẻ với bối cảnh hiện tại và bạn sẽ không có quá nhiều lựa chọn. Tuy nhiên vẫn có một vài lựa chọn Java Script ở bên ngoài, cũng như có một số plugin của WordPress vẫn có thể giúp bạn đạt được mục đích của mình.

Video nguồn

Nếu bạn đang tìm kiếm video nguồn để sử dụng như một background thực thụ, bạn có thể tìm kiếm ở danh mục của Stock Footage trên VideoHive, trang này hiện tại có một thư viện với hơn 90,000 video!

Xu hướng background full screen vẫn đang dần xâm nhập sâu hơn vào công nghệ thiết kế web hiện đại. Mặc dù những background hình ảnh vẫn là lựa chọn phổ biến nhất nhưng background video vẫn đang thu hút sự quan tâm cùng với sự hỗ trợ lớn hơn và những phương pháp thực hiện dễ dàng hơn.

Luật hấp dẫn và ứng dụng

Từ ngàn xưa con người đã tổng kết ra một quy luật rằng: “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, “nồi nào vung nấy,” “lòng tin bằng hạt cải dời được núi non,” và những câu “thần chú” ngắn gọn lập đi lập lại với lòng thành sẽ làm cho sự việc xảy ra theo ý mình muốn. Ngày nay cả thế giới phương tây đang nói đến các điều này, nhưng với một từ mới hơn – Luật hấp dẫn (law of attraction).

Một cách vắn tắt, luật hấp dẫn nói rằng “tư tưởng tạo ra sự vật” – nếu ta nghĩ đến điều gì mạnh mẽ và thường xuyên, điều đó sẽ đến với ta. Nghĩa là, tư tưởng của ta “hấp dẫn” điều ta suy nghĩ đến với ta. Ví dụ: “Tôi sẽ có tiền,” nếu cứ nghĩ và tin như thế tự dưng ta sẽ có tiền. “Tôi sẽ đẹp,” cứ nghĩ như thế thì ta sẽ thành đẹp ra.

• Vấn đề có một nền tảng rất khoa học. Nếu ta cứ tin là ta sẽ có tiền thì ra sẽ rất hăng hái lao vào các việc làm ra tiền, và có khả năng cao là sẽ có tiền thật. Hoặc, chàng nào tin là mình đẹp trai thì thường hay để ý đến cách ăn mặc hơn và tự tin hơn với các cô, mà các cô thì thích đàn ông ăn mặc tử tế và tự tin, rốt cuộc số lượng các cô bạn gái chàng có chứng minh hùng hồn nhất là chàng đẹp trai.

Lòng tin làm cho chúng ta có tự tin và tập trung tư tưởng, do đó đưa đến thành công. Vấn đề chỉ giản dị thế.

law-of-attraction

• Nhưng nếu tôi nghĩ “Tôi sẽ có tiền”, nhưng tôi không tin điều đó thì sao? Tư tưởng tôi có mang tiền lại cho tôi trong trường hợp này được không?

Đương nhiên là không được. “Tư tưởng” là gồm cả ý thức lẫn tiềm thức. Chúng ta đều biết tiềm thức lớn lao và mạnh mẽ hơn ý thức ngàn lần. Cho nên nếu miệng ta lẩm bẩm “tôi sẽ có tiền” (tức là ý thức), nhưng trong thâm tâm ta không tin là điều này sẽ thành sự thực (tức là tiềm thức), thì tiềm thức sẽ thắng, nghĩa là “Tôi sẽ không có tiền”.

Vì vậy, ta phải đặt cả tiềm thức và ý thức vào cùng một hướng suy nghĩ. Luật hấp dẫn có hiệu quả khi ta đặt lòng tin vào nó. Vậy, khi tự nhắc thầm là “Tôi sẽ có tiền” hay “Tôi sẽ thon thả”, ta phải tin chắc chắn là luật hấp dẫn sẽ có hiệu quả, và kết quả sẽ đến.

• Đến đây có lẽ chúng ta đã mường tượng được luật hấp dẫn hoạt động như thế nào: Đây là phương pháp “tự kỷ ám thị” (tự thôi miên, self hypnotism) ở mức rất cao độ. Nếu ta cứ bảo thầm “tôi có tiền” với một lòng tin mạnh mẽ, thì cả ‎ý thức và tiềm thức sẽ làm việc chung để chỉ huy tác phong và cách sống của ta. Tự nhiên là ta sẽ bắt đầu hăng say nghiên cứu việc kiếm tiền, nói chuyện kiếm tiền với bạn bè, siêng năng đi tìm việc làm, việc gì có thể kiếm ra tiền ta đều hăng hái làm. Những người như vậy, đi xin việc ở đâu, các ông chủ đều thích. Những người làm ăn buôn bán đều muốn có những người bạn như vậy hùn hạp làm ăn.

• Luật hấp dẫn là luật tự nhiên, như là trọng lực, rất trung tính. Luật hấp dẫn đúng với tất cả mọi người, không cần biết nam nữ, lớn bé, giàu nghèo, và quan trọng nhất là, không cần biết tốt xấu. Người lương thiện tin chắc chắn là mình sẽ giàu, thì sẽ giàu nhờ làm ăn lương thiện. Người có máu ăn cướp, tin một cách mạnh mẽ là mình sẽ giàu, thì sẽ giàu nhờ ăn cướp. Vì vậy, chúng ta thấy trong xã hội, bất kỳ ai, tốt hay xấu, cũng có thể “thành công.”

Thế thì có gì khác biệt giữa người xấu và người tốt ở đây? Thưa, có luật nhân quả (law of causation). Chữ này nghe như xuất thân từ Phật giáo, nhưng thực ra cả thế giới đã dùng nó cả triệu năm nay, vì đánh người thì sẽ có hậu quả là bị người đánh lại, ai cũng phải thấy. Nếu làm ăn lương thiện thì có nhiều bạn và ít thù, cho nên có xác suất rất cao là thành công sẽ ở lại với mình rất lâu. Nếu đi ăn cướp, thì có nhiều kẻ thù, lại được các bác công an chiếu cố đặc biệt, nên xác suất hưởng được “thành công” lâu ngày chắc là chỉ hơn zero một nấc nhỏ, và xác suất được đứng dựa cột thì suýt soát 100%. Sự khác biệt giữa tốt và xấu là ở chỗ đó – một bên thì nhiều bạn nên sống lâu, một bên thì nhiều thù nên chết yểu.

• Luật hấp dẫn là luật của tư tưởng, mà ngôn ngữ là một phần rất lớn của tư tưởng, cho nên ngôn ngữ rất quan trọng trong luật hấp dẫn. Chúng ta đã nói qua điều này trong bài “Sức mạnh của tư tưởng.” Trong ngôn ngữ của con người, thể phủ định có ảnh hưởng rất yếu trong tâm thức. Ví dụ: “Em không ghét anh” thì nhạt như nước ốc. Nó chẳng có nghĩa lý gì hết, vậy em có yêu anh không? Hay “Tôi không chống anh,” chẳng nghĩa lý gì cả, vậy anh có ủng hộ tôi không?

Vì vậy, khi ta nói một câu phủ định “tôi không muốn béo,” tiềm thức của ta không “thấm” cái yếu ớt của chữ “không” phủ định, mà lại thấm cái mạnh mẽ của chữ “béo” xác định. Cho nên tiềm thức cứ hướng ta sống theo hướng “béo.” Các chuyên gia về tư duy tích cực (cũng như các luật sư chuyên về tranh tụng trước tòa) luôn luôn dạy người ta nói và viết ở thể khẳng định: “Tôi muốn gầy” (không phải là “tôi không muốn béo”), hay “tôi muốn giàu” (không phải là “tôi không muốn nghèo”).

• Một số các chuyên gia còn có cách trình bày thế này: Luật hấp dẫn không biết văn phạm, chỉ biết các từ mà thôi. Nếu câu bạn nói mà có chữ “yêu,” không cần biết đó là phủ định hay xác định, thì luật hấp dẫn cứ dẫn ta đi theo hướng “yêu.” “tôi không yêu anh Tín,” đối với luật hấp dẫn thì như nhau, và cả hai chỉ có nghĩa là “yêu” và “anh Tín” nếu cứ mãi nghĩ về “anh Tín” cả ngày. Tương tự như vậy, “tôi không thích béo” và “tôi thích béo” đều chỉ có nghĩa là “béo.”

Vì vậy, ta luôn luôn phải suy nghĩ (và nói chuyện cũng như viết lách) theo thể khẳng định. Và dĩ nhiên là chỉ nên dùng các từ tích cực. Từ tích cực là từ nói đến cái ta muốn, ta thích. Nếu bạn thích gầy, thì “gầy” là từ tích cực và “béo” là từ tiêu cực. Ngược lại nếu bạn thích béo, thì “gầy” lại là từ tiêu cực và “béo” là từ tích cực.

• Dĩ nhiên là ai trong chúng ta cũng biết ảnh hưởng của luật lập đi lập lại (law of repetition). Các giáo chức đều rất giỏi luật này. Dạy một điều nhưng cứ lập đi lập lại hằng trăm lần, bằng hằng trăm cách khác nhau, như vậy thì học trò mới nhập tâm được. Các tôn giáo rất rành kinh nghiệm lập đi lập lại nên ta thấy lần chuỗi niệm phật hay đọc kinh rất thường xảy ra trong nhiều tôn giáo. Vì vậy, theo luật hấp dẫn, nếu bạn muốn điều gì thì soạn một câu thần chú ngắn, như “tôi sẽ có tiền,” rồi cứ thầm lập đi lại câu đó thường xuyên trong đầu, thì luật hấp dẫn sẽ có tác dụng mạnh mẽ.

• Và một quy luật ngôn ngữ khác nữa là “hiện tại” thì luôn mạnh hơn “tương lai”. Hãy so sánh “anh yêu em” và “anh sẽ yêu em”, ta sẽ thấy câu nào mạnh hơn.

Nhưng điều ta ước muốn đương nhiên là thuộc về tương lai, ví dụ “tôi muốn có tiền.” Thế thì ta giải quyết cái yếu của tương lai thế nào? Thưa, có 2 phương cách.

Thứ nhất, nếu việc gì có thể biến nó thành hiện tại, thì phải suy nghĩ theo cách hiện tại. Ví dụ: Thay vì “Tôi sẽ có tự tin” thì ta phải nói “Tôi có tự tin,” vì chẳng lý do gì ta không thể nói “tôi có tự tin ngay bây giờ” mà phải đợi đến sang năm.

Thứ hai, nếu ta không thấy được trong hiện tại, thì ta vẫn tin là sự việc đang xảy ra trong hiện tại, chỉ là ta chưa được thấy. Ví dụ, nếu trong túi không có một đồng xu, thì nói “Tôi có tiền, tiền đang đi đến với tôi” (dù là tôi chưa thấy).

• Cuối cùng, có bạn hỏi luật hấp dẫn này từ đâu tới? Dĩ nhiên là nghe qua ta cũng thấy luật hấp dẫn là qui luật tâm lý tự nhiên. Tâm ta tập trung vào điều gì đó thường xuyên, ta mặc nhiên làm cho chuyện đó thành sự thật, dù là ta có ý thức chuyện ta làm hay đó chỉ là vô thức. Các chuyên gia về tâm lý và truyền thông (communication) đã nói đến điều này nhiều thập kỷ. Gần đây một vài cuốn sách bán chạy đã đẩy danh từ “luật hấp dẫn” thành rất phổ thông trên thế giới. Nhưng có lẽ chúng ta đều biết, văn hóa ta đã nói từ nghìn xưa: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” và “Ghét của nào trời trao của ấy”.

Thực hành Luật Hấp dẫn

Luật Hấp Dẫn có thể tóm tắt giản dị là “Điều gì chúng ta nghĩ đến nhiều, nói đến nhiều, sẽ trở thành sự thật.” Như vậy, Luật Hấp Dẫn là quy luật quan trọng nhất cho đời sống của bạn—mọi chuyện tốt xấu đều do tâm bạn kéo đến. Câu hỏi cho chúng ta ở đây là bạn có thực hành Luật Hấp Dẫn thường xuyên không?

Trong vòng 3 tháng qua bạn thực hành Luật Hấp Dẫn mấy lần?

Hai lần? Năm lần? Mười lần? Không lần nào?

Tất cả các câu trả lời bên trên đều sai cả. Mỗi ngày bạn thực hành Luật Hấp Dẫn cả trăm lần, dù là bạn có nghĩ đến nó hay không.

Mỗi khi bạn nghĩ/nói đến một điều tíêu cực, bạn tạo ra năng lượng tiêu cực đế hấp dẫn điều đó đến.

Ngược lại, mỗi khi bạn nghĩ/nói đến một điều tích cực, bạn tạo ra năng lượng tích cực để hấp dẫn điều đó đến.

Luật Hấp Dẫn hoạt động lạnh lùng như nam châm—không phân biệt bạn nói thật hay nói đùa, suy nghĩ nghiêm chỉnh hay suy nghĩ vẫn vơ, và không phân biệt bạn chủ ‎ý dùng Luật Hấp Dẫn hay không hề nghĩ đến nó.

Luật Hấp Dẫn đứng cạnh bạn ngày đêm như là một nô lệ trung thành và hoạt động không ngừng, mọi điều bạn nghĩ và nói đều được Luật Hấp Dẫn nhận và phóng đại ra ngoài vũ trụ, đễ hấp dẫn chính điều đó tới.

Cho nên nếu bạn không nghĩ đến Luật Hấp Dẫn bao giờ, bạn thuộc một trong hai loại người sau đây:

1. Thầy Tư duy tích cực luôn luôn tích cực mỗi giây mỗi phút trong ngày và không cần nghĩ đến Luật Hấp Dẫn.

2. Ngớ ngẫn nghĩ và nói đến biết bao nhiêu điều tiêu cực trong ngày và để Luật Hấp Dẫn kéo năng lượng tiêu cực vào bạn mà bạn chẳng hề biết.

Nếu bạn chưa lên đến hàng thầy, thì hãy quan tâm đến Luật Hấp Dẫn thường hơn, để cố gắng nghĩ/nói điều tích cực và tránh mọi điều tiêu cực.

Chúc các bạn một ngày hấp dẫn.

(chungta.com)

Đây là lý do vì sao chúng ta có một thế hệ người trẻ lúc nào cũng “lải nhải” về đam mê, đầy ảo tưởng và nghĩ mình đặc biệt

Câu chuyện dưới đây của Lucy sẽ cho chúng ta đáp án đơn giản về điều này.

lucy1

Đây là Lucy, cô ấy là người thuộc thế hệ Y, tức là sinh ra trong khoảng năm 1970 đến đầu thập niên 90. Cũng như bao người thuộc thế hệ Y khác, cô Lucy cũng luôn nghĩ rằng họ là trung tâm của cuộc sống, luôn có thứ gì đó đặc biệt hơn người khác.

lucy2

Mặc dù Lucy cảm thấy thoải mái khi cho mình là trung tâm của mọi thứ cũng như điều kiện sống hiện tại, nhưng Lucy lại không hạnh phúc. Tại sao vậy?

Trước khi giải đáp câu trả lời này, chúng ta cần định nghĩa lại thế nào là hạnh phúc. Nói một cách đơn giản, hạnh phúc là phép trừ giữa thực tại và kỳ vọng của một người.

lucy3

Nếu thực tại tốt hơn kỳ vọng của một người, anh hay cô ấy sẽ hạnh phúc và ngược lại, nếu thực tại thấp hơn kỳ vọng thì sự không hạnh phúc sẽ sản sinh.

Để hiểu rõ hơn tại sao Lucy không hạnh phúc, hãy bắt đầu từ bố mẹ của Lucy.

lucy4

Bố mẹ của Lucy là những người sinh vào thập niên 50, hay còn gọi là thế hệ Baby Boomers. Họ được nuôi dạy bởi ông bà của Lucy, những người sống qua thời kỳ Thế chiến II cũng như cuộc đại suy thoái thập niên 30.

Với ánh hưởng của suy thoái kinh tế, ông bà của Lucy bị ám ảnh bởi sự an toàn và luôn hướng ba mẹ Lucy theo con đường sự nghiệp an toàn, không mạo hiểm. Đương nhiên, để đi đến thành công thì ba mẹ của Lucy được dạy họ phải cố gắng làm việc chăm chỉ trong thời gian dài để có sự nghiệp của riêng mình.

lucy5

Nếu ví sự nghiệp an toàn của ba mẹ Lucy như những bãi cỏ xanh phẳng lì thì quá trình phấn đấu của họ sẽ như sau:

lucy6 lucy7

May mắn thay, nền kinh tế Mỹ dần hồi sinh trong thập niên 70, 80, 90 và thu nhập của người dân ngày một cao. Nhờ đó, con đường sự nghiệp của ba mẹ Lucy dễ dàng hơn so với thế hệ trước, khiến họ có quan điểm thoải mái và lạc quan hơn.

lucy8

Vì nguyên nhân này, ba mẹ Lucy nuôi dạy con cái dễ dàng hơn so với thời trước, truyền cho Lucy quan điểm rằng cô có khả năng vô hạn và có thể làm bất cứ điều gì mình muốn.

Không riêng gì nước Mỹ, quan điểm này dần được truyền bá rộng rãi giữa các bậc phụ huynh và những người thế hệ Y được dạy rằng họ có thể làm nhiều thứ miễn là có đam mê, tự tin.

Kết quả là một sự nghiệp thành công theo quan điểm của thế hệ Y không còn là 1 bãi cỏ xanh phẳng lỳ an toàn nữa mà có thêm hoa lá cành.

lucy9

Có thể thấy, câu chuyện của nước Mỹ cũng giống hệt với những gì đang diễn ra tại Việt Nam, sự khác biệt nếu có, chỉ là những thay đổi đôi chút về các mốc thời gian. Tuy nhiên, kết quả vẫn vậy và cách giáo dục này đem lại một số hệ lụy:

1. Những con người đầy tham vọng

Thế hệ Y cảm thấy không thỏa mãn với sự nghiệp an toàn giống như ba mẹ mình nữa, họ muốn được làm điều gì đó khác biệt, muốn theo đuổi giấc mơ của chính mình chứ không muốn sống bình thường như những người khác.

Thống kê của Google cho thấy cụm từ “hãy theo đuổi đam mê của bạn” mới chỉ xuất hiện nhiều trong vòng 20 năm trở lại đây. Trong khi đó, cụm từ “một sự nghiệp an toàn” đang dần không còn phổ biến, thay vào đó là cụm từ “xây dựng sự nghiệp bản thân” được thế hệ Y tìm kiếm nhiều hơn.

lucy10 lucy11

Trên thực tế, thế hệ Y cũng muốn có một sự nghiệp thành công như cha mẹ họ đã từng làm, chỉ có điều họ tham vọng hơn và muốn đi theo con đường riêng của họ.

Mặc dù vậy, Lucy lại được cha mẹ “bơm” thêm một quan điểm nữa từ thời bé, đó là cô rất đặc biệt, qua đó dẫn đến hệ lụy thứ 2 của thế hệ Y.

2. Sự ảo tưởng

Với sự ảo tưởng được nuôi dạy từ thời bé rằng cô rất đặc biệt, Lucy cho rằng tất cả thế hệ Y rồi sẽ xây dựng được một sự nghiệp thành công nhưng do bản thân là người đặc biệt nên công việc và cuộc sống của cô cũng sẽ khác mọi người.

Như vậy, sự nghiệp của Lucy theo kỳ vọng của cô không chỉ là bãi cỏ xanh với đầy hoa lá nữa mà còn cao xa hơn với một chú kỳ lân bay bổng bên trên.

lucy12

Đây là những gì thế hệ Y định nghĩa về sự đặc biệt mà bậc phụ huynh đã giáo dục họ từ thời bé. Tuy nhiên sự “đặc biệt” là ám chỉ những người giỏi hơn hoặc khác biệt so với người bình thường. Vì vậy hầu hết thế hệ Y chỉ là người bình thường.

Thậm chí như vậy, Lucy vẫn nghĩ rằng mình là một trong rất nhỏ những người đặc biệt, khác biệt hoặc giỏi hơn người khác.

Hậu quả là khi ba mẹ của Lucy muốn con gái có một sự nghiệp an toàn, đạt được thành công sau nhiều năm phấn đấu thì cô lại cho rằng thành công là điều hiển nhiên với mình và vấn đề hiện nay chỉ là chọn con đường nào để đến đích.

lucy13

Thật không may, thực tế không như là mơ khi sự thành công là kết quả của nhiều năm phấn đấu, vất vả. Kết quả là nhiều người thuộc thế hệ Y vỡ mộng hoặc bắt đầu than vãn rằng họ không nhận được những gì xứng đáng với bản thân.

lucy14

Lucy có ước mơ, tham vọng lớn cùng nhiệt huyết của tuổi trẻ khi mới ra trường khiến có đánh giá sai lầm về thực tế. Hậu quả là sự thất vọng, chán nản, tức giận bắt đầu lan tràn khiến Lucy không hạnh phúc.

Tồi tệ hơn, sự thất vọng này bắt đầu sản sinh những hệ lụy tiếp theo.

3. Sự ganh ghét

Chắc chắn rằng bố mẹ của Lucy có những người bạn hay người cùng thế hệ thành công hơn họ. Tuy nhiên, do giới hạn của công nghệ, viễn thông mà hầu như bố mẹ của Lucy chỉ được nghe sự giàu có, thành công của bạn bè cùng lứa qua người khác.

Trái ngược lại, Lucy thấy nhan nhản những hình ảnh sang chảnh, thành công, giàu có, hưởng thụ, hạnh phúc của bạn bè cùng lứa trên các trang mạng xã hội, truyền thông đại chúng.

Điều này dẫn đến những quan điểm rất lệch lạc ngoài sự ganh ghét, tự kỷ về bản thân. Lucy cho rằng những người thường xuyên khoe khoang là thành công, trong khi bản thân không có gì. Cô cũng ảo tưởng rằng người khác đang làm tốt hơn mình rất nhiều, trong khi thực tế chưa chắc họ đã làm tốt hơn cô.

lucy15

Vậy đó, Lucy buồn vì dù sự nghiệp của cô khá ổn nhưng cô ảo tưởng quá nhiều để rồi thất vọng. Lucy buồn bởi cô thấy bạn bè cô hạnh phúc, thành công hơn cô mà chẳng biết thực tế họ có như vậy không hay họ đã phải đánh đổi những gì để có điều đó.

Giờ đây, Lucy nên làm gì tiếp theo?

– Tiếp tục tham vọng: Cho dù thế nào, thế giới cũng tràn ngập cơ hội cho những người tham vọng và muốn thành công. Vì vậy dù không có kế hoạch cụ thể thì việc giữ tinh thần lạc quan, khát vọng vươn lên luôn giúp Lucy đi được đến thành công nào đó.

– Ngừng ảo tưởng: Thực tế, Lucy không hề đặc biệt, hay chính xác hơn là chưa đặc biệt. Lucy mới chỉ là một cô gái mới ra trường chưa có kinh nghiệm và đương nhiên không thể nhận được những lời mời, sự tôn trọng hay những kỳ vọng mà cô mong muốn. Lucy chỉ trở nên đặc biệt sau một thời gian lao động chăm chỉ, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân.

– Mặc kệ người khác: Một thực tế nữa là dù có khoe khoang thế nào, những người cùng thế hệ với Lucy cũng có những khó khăn và vấn đề của riêng họ. Bản thân họ cũng cảm thấy nghi ngờ về bản thân, ganh ghét với người khác và thậm chí không hạnh phúc. Vì vậy, nếu Lucy tập trung làm việc của mình và ngừng quan tâm đến chuyện người khác, cô sẽ thấy hạnh phúc hơn rất nhiều và không có lý do gì phải ghen tỵ với ai cả.

(cafebiz.vn)

Đừng lúc nào cũng nghĩ về mục tiêu, nó sẽ khiến bạn mất kiểm soát và thụt lùi trong dài hạn đấy

Tất cả chúng ta đều có những ham muốn đạt được trong cuộc sống: Có thân hình chuẩn hơn, gây dựng sự nghiệp thành công, có một gia đình hạnh phúc, viết được một cuốn sách bán chạy, giành danh hiệu vô địch,…

muc-tieu-va-phuong-phap

Điểm khác biệt giữa mục tiêu và phương pháp

Với hầu hết mọi người, con đường để đạt được thành quả bắt đầu bằng việc thiết lập những mục tiêu cụ thể và khả thi. Đây là cách tôi nhìn nhận cuộc sống trong thời gian gần đây. Tôi đặt mục tiêu cho những lớp học tôi tham gia, cho khối lượng tạ sẽ nâng ở phòng tập gym và cho cả những khách hàng tôi tiếp cận được.

Tuy vậy, tôi bắt đầu nhận ra rằng để có thể hoàn thành công việc và phát triển trong các lĩnh vực quan trọng thì chúng ta có cách làm khác hiệu quả hơn.

Vấn đề chủ yếu nằm ở khác biệt giữa mục tiêu và phương pháp:

Điểm khác biệt là gì?

  •  Nếu bạn là huấn luyện viên, mục tiêu của bạn là giành chức vô địch; còn phương pháp của bạn là cách đội của bạn tập luyện mỗi ngày.
  • Nếu bạn là một nhà văn, mục tiêu của bạn là viết được một cuốn sách; còn phương pháp của bạn là lập ra một thời gian biểu và tuân thủ chúng mỗi tuần.
  • Nếu bạn là một vận động viên chạy, mục tiêu của bạn là tham gia giải marathon; còn phương pháp là lên lịch tập luyện cho mỗi tháng.
  • Nếu bạn là một doanh nhân, nục tiêu của bạn là gây dựng một công ty triệu đô; còn phương pháp của bạn là quy trình bán hàng và tiếp thị.

Một câu hỏi thú vị cho bạn: Nếu hoàn toàn không để tâm đến mục tiêu và chỉ tập trung vào phương pháp thì liệu bạn có đạt được kết quả?

Ví dụ, nếu bạn là huấn luyện viên bóng rổ, bạn không hề quan tâm đến mục tiêu giành chức vô địch mà chỉ tập trung cho phương pháp tập luyện của đội hàng ngày, liệu bạn sẽ vẫn đạt được kết quả? Tôi nghĩ bạn có thể.

Tôi đã từng cộng tổng số từ trong những bài viết của mình trong năm nay. Trong 12 tháng qua, tôi đã viết hơn 115.000 từ. Một cuốn sách thông thường có khoảng 50.000 đến 60.000 từ. Bởi thế lượng từ tôi viết có thể tính tương đương 2 cuốn sách.

Thực tế thì tôi chưa bao giờ đặt cho mình mục tiêu viết lách. Tôi không hề đưa ra tiêu chuẩn nào để đo đếm sự tiến bộ của mình. Tôi cũng chưa hề đặt mục tiêu mình phải viết những bài bao nhiêu từ. Tôi chưa bao giờ nói: “Năm này mình sẽ viết được 2 cuốn sách.”

Điều mà tôi tập trung là viết bài vào Thứ hai và Thứ năm hàng tuấn. Sau khi tuân thủ theo thời gian biểu này trong 11 tháng, tôi đã viết được 115.000 từ. Tôi chỉ tập trung vào phương pháp và quá trình làm việc. Cuối cùng thì tôi thu được kết quả tương tự, thậm chí là tốt hơn.

Sau đây là 3 lý do khác giải thích tại sao bạn nên tập trung vào phương pháp thay vì mục tiêu:

1. Mục tiêu làm cho bạn bớt hạnh phúc đi

Khi cố gắng làm việc để đạt mục tiêu, bạn thường nói: “Tôi chưa đủ giỏi nhưng tôi sẽ giỏi giang hơn khi đạt được mục tiêu.”

Vấn đề trong lối tư duy này là bạn đang khiến bản thân mình trì hoãn hạnh phúc và thành công cho đến khi đạt được mục tiêu. “Chỉ khi đạt được mục tiêu thì tôi mới hạnh phúc. Chỉ khi đạt được mục tiêu thì tôi mới thành công.”

GIẢI PHÁP: Quan tâm đến quá trình chứ không phải mục tiêu

Đặt mục tiêu chỉ làm bản thân bạn thêm gánh nặng. Bạn có thể tưởng tượng được nếu tôi đặt mục tiêu viết 2 cuốn sách trong một năm thì sẽ thế nào không? Chỉ nghĩ đến việc ngồi vào bàn viết đã khiến tôi cảm giác căng thẳng rồi.

Tuy nhiên, chúng ta lại luôn đối xử với bản thân như vậy. Chúng ta tự tạo ra cho bản thân những áp lực không cần thiết như giảm cân, thành công trong kinh doanh hay viết được cuốn sách bán chạy. Thay vì làm vậy, bạn nên đơn giản hóa vấn đề và giảm bớt áp lực cho mình bằng cách tập trung vào quá trình thực hiện và thời gian biểu. Đừng nên quá bận rộn, lo lắng về những kế hoạch lớn lao nào cả.

Khi biết tập trung vào thực hành thay vì chú ý đến sự thể hiện, bạn có thể vừa tiến bộ mà vẫn tận hưởng được cuộc sống vui vẻ hiện tại.

2. Mục tiêu mâu thuẫn với sự tiến bộ trong dài hạn

Bạn sẽ nghĩ rằng mục tiêu sẽ giúp mình duy trì động lực trong khoảng thời gian dài, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Hãy thử xem một người tập luyện để chạy bán marathon. Họ có thể tập luyện rất chăm chỉ nhiều tháng liền nhưng ngay khi kết thúc đường đua, họ lại ngừng tập luyện. Mục tiêu của họ là đi thi và họ đã hoàn thành. Mục tiêu đó không còn tạo động lực cho họ rèn luyện nữa. Nếu mọi nỗ lực của bạn chỉ tập trung vào một mục tiêu cụ thể, sau khi bạn đạt được rồi thì còn điều gì kéo bạn tiến lên tiếp đây?

Điều này tạo ra kiểu “hiệu ứng yo-yo”, tức là bị cuốn vào vòng luẩn quẩn đổ mọi công sức để hướng đến mục tiêu nhưng rồi lại chẳng đi được đến đích. Vòng luẩn quẩn này gây khó khăn cho sự tiến bộ lâu dài.

GIẢI PHÁP: Ngừng mong muốn phải đạt được kết quả ngay lập tức

Tuần trước tôi có đến phòng tập gym và khi sắp hoàn thành bài tập thì chân tôi cảm giác đau nhức. Đó là dấu hiệu của sự mệt mỏi. Tôi đã nghĩ mình cần tập tiếp để hoàn thành bài tập. Nhưng rồi tôi lại nghĩ rằng tôi còn cần tập luyện lâu dài nên quyết định dừng buổi tập đó.

Trong tình huống như trên, suy nghĩ dựa vào mục tiêu sẽ khiến bạn muốn tập cho xong để hoàn thành mục tiêu. Xét cho cùng thì nếu đặt ra mục tiêu mà không thể hoàn thành, bạn sẽ cảm thấy một sự thất bại không hề nhẹ.

Nhưng nếu suy nghĩ của bạn dựa vào phương pháp, bạn sẽ không ngừng tiến bộ. Suy nghĩ này không bao giờ nhắm đến một con số cụ thể và chỉ tập trung theo sát quá trình thực hiện.

Mục tiêu là kết quả ngắn hạn. Phương pháp là quá trình lâu dài. Cuối cùng thì quá trình sẽ luôn giành phần thắng.

3. Mục tiêu khiến bạn nghĩ rằng có thể kiểm soát những thứ bạn không thể kiểm soát

Bạn không thể dự đoán trước được tương lai.

Nhưng mỗi khi chúng ta đặt ra mục tiêu, chúng ta đều cố gắng làm điều đó. Chúng ta đều cố gắng lên kế hoạch xem mình sẽ ở đâu và làm được những gì lúc đó. Chúng ta cố gắng đoán trước mình sẽ tiến bộ nhanh thế nào, dù cho không hề biết được hoàn cảnh tương lai sẽ ra sao.

GIẢI PHÁP: Tạo ra các vòng hồi tiếp (feedback loops.)

Vào ngày thứ Sáu hàng tuần, tôi dành 15 phút để điền bảng tính để đo lường công việc kinh doanh của mình. Ví dụ, một cột tôi tính toán tỷ lệ chuyển đổi (số người truy cập web đăng ký nhận bản tin qua email mỗi tuần). Tôi hiếm khi nghĩ về những con số nhưng kiểm tra cột thông tin này mỗi tuần đưa thông tin phản hồi, giúp tôi biết mình đã làm đúng chưa.

Các vòng hồi tiếp rất quan trọng trong việc xây dựng phương pháp hiệu quả vì chúng giúp bạn theo dõi nhiều mảng hoạt động khác nhau mà không cần quá lo lắng điều gì có thể xảy ra.

Hãy quên ngay việc dự đoán tương lai, thay vào đó hãy xây dựng phương pháp có thể báo hiệu cho bạn khi cần có sự điều chỉnh.

Đam mê các phương pháp

Tôi không có ý nói rằng mục tiêu là vô ích. Tuy nhiên, tôi thấy rằng mục tiêu có ích trong việc lên kế hoạch còn phương pháp thì lại giúp bạn thực sự tiến bộ.

Mục tiêu giúp bạn định hướng và thúc đẩy bạn trong ngắn hạn, nhưng một phương pháp tốt mới là điều quan trong nhất. Và cuối cùng, theo sát quá trình thực hiện mới là điều tạo nên sự khác biệt.

(cafebiz.vn)

20 bài học về cuộc sống khiến bạn chỉ ước giá mà mình biết sớm hơn

1. Bạn để ý thứ gì, thứ ấy sẽ dày vò bạn.

2. Bạn làm mất một cái điện thoại iPhone 6s, mẹ bạn biết và mua cho bạn một chiếc iPhone 7, bạn vẫn sẽ cảm thấy vui. Nếu người yêu bạn chia tay với bạn, nhưng người bạn ngưỡng mộ từ lâu tỏ tình với bạn, bạn vẫn không kiềm chế được trở nên vui hơn. Con người ai cũng vậy, không phải bạn sợ mất đi, mà chỉ sợ mất đi rồi sẽ không có thứ tốt hơn để thay thế.

3. Người mãi mãi đối tốt với bạn chỉ có bố mẹ của bạn thôi.

4. Thoải mái một chút mà sống cuộc sống của bạn đi, bạn chẳng có nhiều khán giả tới vậy đâu.

photo-0

5. Đừng lúc nào cũng cho rằng xây dựng quan hệ là quan trọng nhất, chẳng có gì là quan trọng hơn việc khiến bản thân trở nên mạnh mẽ và ưu tú hơn cả.

6. Bạn có thể yêu năm, ba kẻ không ra gì, nhưng bạn không thể yêu một kẻ không ra gì năm, ba lần.

7. Đừng ngại phải từ chối người khác, bởi những người không ngại làm khó bạn cũng chẳng phải người tốt gì.

8. Ngay lúc bạn nói xấu một ai đó sau lưng, bạn đã thua rồi. Bởi bạn biến người khác thành chủ đề bàn luận của bạn trong khi người khác lại cảm thấy bạn chẳng đáng nhắc tới.

9. Không yêu cũng không chết được.

10. Không cần phải quan tâm đến ánh mắt người khác mọi lúc mọi nơi, chỉ có như vậy bạn mới có thể vui vẻ, thoải mái mà sống.

11. Xấu cũng không sao cả, bởi người khác mà tẩy trang đi cũng chẳng đẹp ở điểm nào.

12. Một người không chủ động liên lạc với bạn chính là không nhớ bạn, cũng có thể là chẳng hề thích bạn. Nhắn tin với bạn mà chỉ toàn hai, ba câu hoặc dùng emoticon chính là không có hứng thú với bạn. Nói rất nhiều nhưng không có hành động thực tế chính là chỉ coi bạn như hàng dự bị. Bạn không cần phải kiếm cớ thay người khác, cũng không cần phải lãng phí tình cảm của mình, hãy nhanh chóng đối diện với sự thật hoặc buông tay thôi.

13. Một người nếu muốn đối tốt với bạn thì rất dễ dàng, một người nếu muốn thích bạn cũng rất dễ dàng, quan trọng là sự kiên trì. Một người khi ở bên bạn, đối tốt với bạn chính là thích bạn. Nhưng kể cả khi hai người không còn bên nhau nữa, người ấy vẫn đối tốt với bạn, đó mới là thực sự yêu bạn.

14. Đừng động tí là lại bô bô tất cả lên Facebook.

15. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy nhớ bạn đang leo được đến giữa sườn núi rồi.

16. Đừng khóc trước mặt người khác. Đừng quyết định việc gì quan trọng vào đêm khuya. Quan trọng hơn là đừng tin lời mẹ nói rằng bạn rất gầy.

17. Đừng giằng co nữa, người ấy không yêu bạn đâu. Đừng nhớ mãi quá khứ như thế, sự si tình của bạn chỉ là gánh nặng với một người đã quyết tâm ra đi. Các cô gái, cùng cố gắng nhé!

18. Buông tay một người thực sự rất khó, bạn sẽ cần rất nhiều thời gian. Nhưng chỉ là rất lâu chứ không có nghĩa là không thể quên…

19. Ngoại tình chỉ có 0 lần và vô số lần.

20. Tất cả những đau khổ bạn từng trải qua chỉ đang giúp chính bản thân bạn trưởng thành và trở thành một con người tốt đẹp hơn.

(cafef.vn)

Quy trình 10 bước cơ bản Xây dựng và phát triển thương hiệu dành cho Doanh nghiệp

(Trích dẫn tài liệu đào tạo Chiến lược Thương hiệu – ThS. Đặng Thanh Vân)

Xây dựng thương hiệu là vấn đề không đơn giản, đặc biệt với các doanh nghiệp trong phạm vi hữu hạn của nguồn vốn kinh doanh.Tuy nhiên,  nếu nhìn nhận vấn đề “thương hiệu giống như một con người”, quá trình Xây dựng Thương hiệu sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn. Quy trình đã xuất bản trong sách 10 bước cất cánh thương hiệu (XB 10/2014) và được cộng đồng Marcom ghi nhận như là cuốn sách duy nhất viết về chiến lược thương hiệu dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam,

10 Bước Cơ Bản Để Xây Dựng Thương Hiệu:

Bước 1:  Nghiên cứu các giá trị nền tảng. Trong mô hình Brandkey, phần nghiên cứu này tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của Doanh nghiệp/ sản phẩm/ Thương hiệu.

Các công cụ phổ biến: SWOT, các mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh; chuỗi giá trị.

brandkey01

Mô hình brandkey trong xây dựng thương hiệu

Bước 2: Môi trường cạnh tranh. Nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường.

Điểm mấu chốt: Tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường. Điểm yếu của đối thủ và Concept Truyền thông của đối thủ.

Công cụ gợi ý: SWOT đối thủ, quy trình nghiên cứu concept truyền thông của đối thủ cạnh tranh. Trải nghiệm khi là khách hàng của đối thủ. Mô hình định vị cạnh tranh.

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu.

Điểm mấu chốt: Nghiên cứu Insight khách hàng. Trả lời câu hỏi “Vì sao khách hàng lại cư xử như vậy” và “Khách hàng thực sự muốn được đối xử như thế nào?”.

Công cụ: Nghiên cứu marketing, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu “quy trình trải nghiệm của khách hàng” khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ.

Đặc biệt lưu ý: Quy trình trải nghiệm khách hàng đã hoàn toàn thay đỏi từ khi có Internet và Mạng xã hội.

brandkey02

Mô hình thương hiệu kim cuơng – Brand Diamond do ThanhsBrand sáng tạo


Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu (Bước 1 trong Brand Diamond)

Sứ mệnh thương hiệu cần trả lời các câu hỏi quan trọng:

1. Thương hiệu đại diện cho điều gì?
2. Lợi ích lý tính/ cảm tính nào thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng?
3. Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là gì?
4. Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ là gì?

Tầm nhìn của thương hiệu mô tả Đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn 10-20 năm. Tầm nhìn bao gồm hình dung về tương lai và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.

Bước 5: Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi: Hệ thống niềm tin trong tổ chức và là cơ sở quyết định văn hóa thương hiệu/ văn hóa tổ chức.

Bước 6: Cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu. Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện…)

brandkey03

“Starbucks Hồ Chí Minh – Việt Nam” – hình ảnh nhận diện thương hiệu Starbucks tại điểm bán

brandkey04

 

Cá biệt hóa thương hiệu Pepsi và Coca


Bước 7: Xây dựng Cấu trúc thương hiệu và xác định Mô hình kinh doanh cạnh tranh cho thương hiệu.

Cấu trúc thương hiệu giúp Doanh nghiệp sử dụng đồng thời chiến lược tập trung và đa dạng hóa một cách hiệu quả. Các thương hiệu cần được tập trung để tạo nên sự khác biệt và định vị mạnh mẽ trong tâm trí khác hàng. Ngược lại đa dạng hóa sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp giải quyết bài toán bất lợi/ hưởng lợi vì quy mô.

Bước 8: Văn hóa thương hiệu. 

Nếu như tính cách thương hiệu là nội hàm và phong cách (đặc điểm cảm tính và nhận diện) là sự thể hiện ra bên ngoài các giá trị nội hàm của thương hiệu; thì Giá trị cốt lõi và Văn hóa thương hiệu cũng có vai trò/ vị trí tương tự.

Trong khi giá trị cốt lõi đem lại sức mạnh tiềm ẩn cho thương hiệu thì văn hóa giúp thương hiệu tạo nên hình ảnh đặc trưng và khác biệt mạnh mẽ cho tổ chức. Văn hóa của thương hiệu được cấu thành bởi 2 yếu tố: Giá trị cốt lõi và Mô hình kinh doanh.

Bước 9: Lịch sử hóa thương hiệu và Tài sản thương hiệu. Thương hiệu không cần chờ đến 10-20 năm mới có lịch sử. Lịch sử được tạo dựng bởi những giá trị mới mẻ và đột phá so với tiến trình cũ. Giống như Neil Armstrong khi bước những bước đầu tiên lên mặt trăng, bước đi đó ngay lập tức đã đi vào lịch sử như “một bước tiến dài của nhân loại”.

Hãy là người đầu tiên, bạn sẽ làm nên Lịch sử. Có thể không chỉ là của thương hiệu, mà còn là của cả một xã hội.

Bước 10: Xây dựng LỜI HỨA THƯƠNG HIỆU: Là cam kết của thương hiệu đối với khách hàng. Lời hứa bao gồm 2 phần: Tuyên bố và Thực thi.


CÁC GIÁ TRỊ ĐẠT ĐẾN KHI XÂY DỰNG 10 BƯỚC

Brand Equity – Tài sản thương hiệu. Được định nghĩa là tất cả những đặc tính hay chất lượng nổi bật nhất của một thương hiệu, có được từ sự tương tác giữa các nhóm có lợi ích với thương hiệu, qua đó tạo ra được sự cam kết từ các cá nhân và tạo ra nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm mang thương hiệu này của doanh nghiệp. Chính những tư duy và cảm giác rất khác biệt này làm cho thương hiệu có giá trị và tạo được sự chú ý với khách hàng.

brandkey05

Mô hình CBBE (Custome base brand equity) của RedBull


ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU: là khái niệm quan trọng nhất của chiến lược thương hiệu. Định vị hiểu đơn giản là việc tạo nên một vị thế khác biệt của thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, trong một thị trường mục tiêu nhất định.

BRAND ESSENCE – Tinh túy thương hiệu là những giá trị cảm tính, cảm xúc và “tinh túy” nhất mà thương hiệu đạt được/ ghi dấu trong tâm trí khác hàng.

Tài sản thương hiệu; Định vị thương hiệu và  Tinh túy thương hiệu được hình thành thông qua quá trình xây dựng thương hiệu 10 bước; nhưng chỉ đạt đến khi thương hiệu đã thực sự được trải nghiệm trong tâm trí khách hàng.