Đây là lý do vì sao chúng ta có một thế hệ người trẻ lúc nào cũng “lải nhải” về đam mê, đầy ảo tưởng và nghĩ mình đặc biệt

Câu chuyện dưới đây của Lucy sẽ cho chúng ta đáp án đơn giản về điều này.

lucy1

Đây là Lucy, cô ấy là người thuộc thế hệ Y, tức là sinh ra trong khoảng năm 1970 đến đầu thập niên 90. Cũng như bao người thuộc thế hệ Y khác, cô Lucy cũng luôn nghĩ rằng họ là trung tâm của cuộc sống, luôn có thứ gì đó đặc biệt hơn người khác.

lucy2

Mặc dù Lucy cảm thấy thoải mái khi cho mình là trung tâm của mọi thứ cũng như điều kiện sống hiện tại, nhưng Lucy lại không hạnh phúc. Tại sao vậy?

Trước khi giải đáp câu trả lời này, chúng ta cần định nghĩa lại thế nào là hạnh phúc. Nói một cách đơn giản, hạnh phúc là phép trừ giữa thực tại và kỳ vọng của một người.

lucy3

Nếu thực tại tốt hơn kỳ vọng của một người, anh hay cô ấy sẽ hạnh phúc và ngược lại, nếu thực tại thấp hơn kỳ vọng thì sự không hạnh phúc sẽ sản sinh.

Để hiểu rõ hơn tại sao Lucy không hạnh phúc, hãy bắt đầu từ bố mẹ của Lucy.

lucy4

Bố mẹ của Lucy là những người sinh vào thập niên 50, hay còn gọi là thế hệ Baby Boomers. Họ được nuôi dạy bởi ông bà của Lucy, những người sống qua thời kỳ Thế chiến II cũng như cuộc đại suy thoái thập niên 30.

Với ánh hưởng của suy thoái kinh tế, ông bà của Lucy bị ám ảnh bởi sự an toàn và luôn hướng ba mẹ Lucy theo con đường sự nghiệp an toàn, không mạo hiểm. Đương nhiên, để đi đến thành công thì ba mẹ của Lucy được dạy họ phải cố gắng làm việc chăm chỉ trong thời gian dài để có sự nghiệp của riêng mình.

lucy5

Nếu ví sự nghiệp an toàn của ba mẹ Lucy như những bãi cỏ xanh phẳng lì thì quá trình phấn đấu của họ sẽ như sau:

lucy6 lucy7

May mắn thay, nền kinh tế Mỹ dần hồi sinh trong thập niên 70, 80, 90 và thu nhập của người dân ngày một cao. Nhờ đó, con đường sự nghiệp của ba mẹ Lucy dễ dàng hơn so với thế hệ trước, khiến họ có quan điểm thoải mái và lạc quan hơn.

lucy8

Vì nguyên nhân này, ba mẹ Lucy nuôi dạy con cái dễ dàng hơn so với thời trước, truyền cho Lucy quan điểm rằng cô có khả năng vô hạn và có thể làm bất cứ điều gì mình muốn.

Không riêng gì nước Mỹ, quan điểm này dần được truyền bá rộng rãi giữa các bậc phụ huynh và những người thế hệ Y được dạy rằng họ có thể làm nhiều thứ miễn là có đam mê, tự tin.

Kết quả là một sự nghiệp thành công theo quan điểm của thế hệ Y không còn là 1 bãi cỏ xanh phẳng lỳ an toàn nữa mà có thêm hoa lá cành.

lucy9

Có thể thấy, câu chuyện của nước Mỹ cũng giống hệt với những gì đang diễn ra tại Việt Nam, sự khác biệt nếu có, chỉ là những thay đổi đôi chút về các mốc thời gian. Tuy nhiên, kết quả vẫn vậy và cách giáo dục này đem lại một số hệ lụy:

1. Những con người đầy tham vọng

Thế hệ Y cảm thấy không thỏa mãn với sự nghiệp an toàn giống như ba mẹ mình nữa, họ muốn được làm điều gì đó khác biệt, muốn theo đuổi giấc mơ của chính mình chứ không muốn sống bình thường như những người khác.

Thống kê của Google cho thấy cụm từ “hãy theo đuổi đam mê của bạn” mới chỉ xuất hiện nhiều trong vòng 20 năm trở lại đây. Trong khi đó, cụm từ “một sự nghiệp an toàn” đang dần không còn phổ biến, thay vào đó là cụm từ “xây dựng sự nghiệp bản thân” được thế hệ Y tìm kiếm nhiều hơn.

lucy10 lucy11

Trên thực tế, thế hệ Y cũng muốn có một sự nghiệp thành công như cha mẹ họ đã từng làm, chỉ có điều họ tham vọng hơn và muốn đi theo con đường riêng của họ.

Mặc dù vậy, Lucy lại được cha mẹ “bơm” thêm một quan điểm nữa từ thời bé, đó là cô rất đặc biệt, qua đó dẫn đến hệ lụy thứ 2 của thế hệ Y.

2. Sự ảo tưởng

Với sự ảo tưởng được nuôi dạy từ thời bé rằng cô rất đặc biệt, Lucy cho rằng tất cả thế hệ Y rồi sẽ xây dựng được một sự nghiệp thành công nhưng do bản thân là người đặc biệt nên công việc và cuộc sống của cô cũng sẽ khác mọi người.

Như vậy, sự nghiệp của Lucy theo kỳ vọng của cô không chỉ là bãi cỏ xanh với đầy hoa lá nữa mà còn cao xa hơn với một chú kỳ lân bay bổng bên trên.

lucy12

Đây là những gì thế hệ Y định nghĩa về sự đặc biệt mà bậc phụ huynh đã giáo dục họ từ thời bé. Tuy nhiên sự “đặc biệt” là ám chỉ những người giỏi hơn hoặc khác biệt so với người bình thường. Vì vậy hầu hết thế hệ Y chỉ là người bình thường.

Thậm chí như vậy, Lucy vẫn nghĩ rằng mình là một trong rất nhỏ những người đặc biệt, khác biệt hoặc giỏi hơn người khác.

Hậu quả là khi ba mẹ của Lucy muốn con gái có một sự nghiệp an toàn, đạt được thành công sau nhiều năm phấn đấu thì cô lại cho rằng thành công là điều hiển nhiên với mình và vấn đề hiện nay chỉ là chọn con đường nào để đến đích.

lucy13

Thật không may, thực tế không như là mơ khi sự thành công là kết quả của nhiều năm phấn đấu, vất vả. Kết quả là nhiều người thuộc thế hệ Y vỡ mộng hoặc bắt đầu than vãn rằng họ không nhận được những gì xứng đáng với bản thân.

lucy14

Lucy có ước mơ, tham vọng lớn cùng nhiệt huyết của tuổi trẻ khi mới ra trường khiến có đánh giá sai lầm về thực tế. Hậu quả là sự thất vọng, chán nản, tức giận bắt đầu lan tràn khiến Lucy không hạnh phúc.

Tồi tệ hơn, sự thất vọng này bắt đầu sản sinh những hệ lụy tiếp theo.

3. Sự ganh ghét

Chắc chắn rằng bố mẹ của Lucy có những người bạn hay người cùng thế hệ thành công hơn họ. Tuy nhiên, do giới hạn của công nghệ, viễn thông mà hầu như bố mẹ của Lucy chỉ được nghe sự giàu có, thành công của bạn bè cùng lứa qua người khác.

Trái ngược lại, Lucy thấy nhan nhản những hình ảnh sang chảnh, thành công, giàu có, hưởng thụ, hạnh phúc của bạn bè cùng lứa trên các trang mạng xã hội, truyền thông đại chúng.

Điều này dẫn đến những quan điểm rất lệch lạc ngoài sự ganh ghét, tự kỷ về bản thân. Lucy cho rằng những người thường xuyên khoe khoang là thành công, trong khi bản thân không có gì. Cô cũng ảo tưởng rằng người khác đang làm tốt hơn mình rất nhiều, trong khi thực tế chưa chắc họ đã làm tốt hơn cô.

lucy15

Vậy đó, Lucy buồn vì dù sự nghiệp của cô khá ổn nhưng cô ảo tưởng quá nhiều để rồi thất vọng. Lucy buồn bởi cô thấy bạn bè cô hạnh phúc, thành công hơn cô mà chẳng biết thực tế họ có như vậy không hay họ đã phải đánh đổi những gì để có điều đó.

Giờ đây, Lucy nên làm gì tiếp theo?

– Tiếp tục tham vọng: Cho dù thế nào, thế giới cũng tràn ngập cơ hội cho những người tham vọng và muốn thành công. Vì vậy dù không có kế hoạch cụ thể thì việc giữ tinh thần lạc quan, khát vọng vươn lên luôn giúp Lucy đi được đến thành công nào đó.

– Ngừng ảo tưởng: Thực tế, Lucy không hề đặc biệt, hay chính xác hơn là chưa đặc biệt. Lucy mới chỉ là một cô gái mới ra trường chưa có kinh nghiệm và đương nhiên không thể nhận được những lời mời, sự tôn trọng hay những kỳ vọng mà cô mong muốn. Lucy chỉ trở nên đặc biệt sau một thời gian lao động chăm chỉ, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân.

– Mặc kệ người khác: Một thực tế nữa là dù có khoe khoang thế nào, những người cùng thế hệ với Lucy cũng có những khó khăn và vấn đề của riêng họ. Bản thân họ cũng cảm thấy nghi ngờ về bản thân, ganh ghét với người khác và thậm chí không hạnh phúc. Vì vậy, nếu Lucy tập trung làm việc của mình và ngừng quan tâm đến chuyện người khác, cô sẽ thấy hạnh phúc hơn rất nhiều và không có lý do gì phải ghen tỵ với ai cả.

(cafebiz.vn)

Đừng lúc nào cũng nghĩ về mục tiêu, nó sẽ khiến bạn mất kiểm soát và thụt lùi trong dài hạn đấy

Tất cả chúng ta đều có những ham muốn đạt được trong cuộc sống: Có thân hình chuẩn hơn, gây dựng sự nghiệp thành công, có một gia đình hạnh phúc, viết được một cuốn sách bán chạy, giành danh hiệu vô địch,…

muc-tieu-va-phuong-phap

Điểm khác biệt giữa mục tiêu và phương pháp

Với hầu hết mọi người, con đường để đạt được thành quả bắt đầu bằng việc thiết lập những mục tiêu cụ thể và khả thi. Đây là cách tôi nhìn nhận cuộc sống trong thời gian gần đây. Tôi đặt mục tiêu cho những lớp học tôi tham gia, cho khối lượng tạ sẽ nâng ở phòng tập gym và cho cả những khách hàng tôi tiếp cận được.

Tuy vậy, tôi bắt đầu nhận ra rằng để có thể hoàn thành công việc và phát triển trong các lĩnh vực quan trọng thì chúng ta có cách làm khác hiệu quả hơn.

Vấn đề chủ yếu nằm ở khác biệt giữa mục tiêu và phương pháp:

Điểm khác biệt là gì?

  •  Nếu bạn là huấn luyện viên, mục tiêu của bạn là giành chức vô địch; còn phương pháp của bạn là cách đội của bạn tập luyện mỗi ngày.
  • Nếu bạn là một nhà văn, mục tiêu của bạn là viết được một cuốn sách; còn phương pháp của bạn là lập ra một thời gian biểu và tuân thủ chúng mỗi tuần.
  • Nếu bạn là một vận động viên chạy, mục tiêu của bạn là tham gia giải marathon; còn phương pháp là lên lịch tập luyện cho mỗi tháng.
  • Nếu bạn là một doanh nhân, nục tiêu của bạn là gây dựng một công ty triệu đô; còn phương pháp của bạn là quy trình bán hàng và tiếp thị.

Một câu hỏi thú vị cho bạn: Nếu hoàn toàn không để tâm đến mục tiêu và chỉ tập trung vào phương pháp thì liệu bạn có đạt được kết quả?

Ví dụ, nếu bạn là huấn luyện viên bóng rổ, bạn không hề quan tâm đến mục tiêu giành chức vô địch mà chỉ tập trung cho phương pháp tập luyện của đội hàng ngày, liệu bạn sẽ vẫn đạt được kết quả? Tôi nghĩ bạn có thể.

Tôi đã từng cộng tổng số từ trong những bài viết của mình trong năm nay. Trong 12 tháng qua, tôi đã viết hơn 115.000 từ. Một cuốn sách thông thường có khoảng 50.000 đến 60.000 từ. Bởi thế lượng từ tôi viết có thể tính tương đương 2 cuốn sách.

Thực tế thì tôi chưa bao giờ đặt cho mình mục tiêu viết lách. Tôi không hề đưa ra tiêu chuẩn nào để đo đếm sự tiến bộ của mình. Tôi cũng chưa hề đặt mục tiêu mình phải viết những bài bao nhiêu từ. Tôi chưa bao giờ nói: “Năm này mình sẽ viết được 2 cuốn sách.”

Điều mà tôi tập trung là viết bài vào Thứ hai và Thứ năm hàng tuấn. Sau khi tuân thủ theo thời gian biểu này trong 11 tháng, tôi đã viết được 115.000 từ. Tôi chỉ tập trung vào phương pháp và quá trình làm việc. Cuối cùng thì tôi thu được kết quả tương tự, thậm chí là tốt hơn.

Sau đây là 3 lý do khác giải thích tại sao bạn nên tập trung vào phương pháp thay vì mục tiêu:

1. Mục tiêu làm cho bạn bớt hạnh phúc đi

Khi cố gắng làm việc để đạt mục tiêu, bạn thường nói: “Tôi chưa đủ giỏi nhưng tôi sẽ giỏi giang hơn khi đạt được mục tiêu.”

Vấn đề trong lối tư duy này là bạn đang khiến bản thân mình trì hoãn hạnh phúc và thành công cho đến khi đạt được mục tiêu. “Chỉ khi đạt được mục tiêu thì tôi mới hạnh phúc. Chỉ khi đạt được mục tiêu thì tôi mới thành công.”

GIẢI PHÁP: Quan tâm đến quá trình chứ không phải mục tiêu

Đặt mục tiêu chỉ làm bản thân bạn thêm gánh nặng. Bạn có thể tưởng tượng được nếu tôi đặt mục tiêu viết 2 cuốn sách trong một năm thì sẽ thế nào không? Chỉ nghĩ đến việc ngồi vào bàn viết đã khiến tôi cảm giác căng thẳng rồi.

Tuy nhiên, chúng ta lại luôn đối xử với bản thân như vậy. Chúng ta tự tạo ra cho bản thân những áp lực không cần thiết như giảm cân, thành công trong kinh doanh hay viết được cuốn sách bán chạy. Thay vì làm vậy, bạn nên đơn giản hóa vấn đề và giảm bớt áp lực cho mình bằng cách tập trung vào quá trình thực hiện và thời gian biểu. Đừng nên quá bận rộn, lo lắng về những kế hoạch lớn lao nào cả.

Khi biết tập trung vào thực hành thay vì chú ý đến sự thể hiện, bạn có thể vừa tiến bộ mà vẫn tận hưởng được cuộc sống vui vẻ hiện tại.

2. Mục tiêu mâu thuẫn với sự tiến bộ trong dài hạn

Bạn sẽ nghĩ rằng mục tiêu sẽ giúp mình duy trì động lực trong khoảng thời gian dài, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Hãy thử xem một người tập luyện để chạy bán marathon. Họ có thể tập luyện rất chăm chỉ nhiều tháng liền nhưng ngay khi kết thúc đường đua, họ lại ngừng tập luyện. Mục tiêu của họ là đi thi và họ đã hoàn thành. Mục tiêu đó không còn tạo động lực cho họ rèn luyện nữa. Nếu mọi nỗ lực của bạn chỉ tập trung vào một mục tiêu cụ thể, sau khi bạn đạt được rồi thì còn điều gì kéo bạn tiến lên tiếp đây?

Điều này tạo ra kiểu “hiệu ứng yo-yo”, tức là bị cuốn vào vòng luẩn quẩn đổ mọi công sức để hướng đến mục tiêu nhưng rồi lại chẳng đi được đến đích. Vòng luẩn quẩn này gây khó khăn cho sự tiến bộ lâu dài.

GIẢI PHÁP: Ngừng mong muốn phải đạt được kết quả ngay lập tức

Tuần trước tôi có đến phòng tập gym và khi sắp hoàn thành bài tập thì chân tôi cảm giác đau nhức. Đó là dấu hiệu của sự mệt mỏi. Tôi đã nghĩ mình cần tập tiếp để hoàn thành bài tập. Nhưng rồi tôi lại nghĩ rằng tôi còn cần tập luyện lâu dài nên quyết định dừng buổi tập đó.

Trong tình huống như trên, suy nghĩ dựa vào mục tiêu sẽ khiến bạn muốn tập cho xong để hoàn thành mục tiêu. Xét cho cùng thì nếu đặt ra mục tiêu mà không thể hoàn thành, bạn sẽ cảm thấy một sự thất bại không hề nhẹ.

Nhưng nếu suy nghĩ của bạn dựa vào phương pháp, bạn sẽ không ngừng tiến bộ. Suy nghĩ này không bao giờ nhắm đến một con số cụ thể và chỉ tập trung theo sát quá trình thực hiện.

Mục tiêu là kết quả ngắn hạn. Phương pháp là quá trình lâu dài. Cuối cùng thì quá trình sẽ luôn giành phần thắng.

3. Mục tiêu khiến bạn nghĩ rằng có thể kiểm soát những thứ bạn không thể kiểm soát

Bạn không thể dự đoán trước được tương lai.

Nhưng mỗi khi chúng ta đặt ra mục tiêu, chúng ta đều cố gắng làm điều đó. Chúng ta đều cố gắng lên kế hoạch xem mình sẽ ở đâu và làm được những gì lúc đó. Chúng ta cố gắng đoán trước mình sẽ tiến bộ nhanh thế nào, dù cho không hề biết được hoàn cảnh tương lai sẽ ra sao.

GIẢI PHÁP: Tạo ra các vòng hồi tiếp (feedback loops.)

Vào ngày thứ Sáu hàng tuần, tôi dành 15 phút để điền bảng tính để đo lường công việc kinh doanh của mình. Ví dụ, một cột tôi tính toán tỷ lệ chuyển đổi (số người truy cập web đăng ký nhận bản tin qua email mỗi tuần). Tôi hiếm khi nghĩ về những con số nhưng kiểm tra cột thông tin này mỗi tuần đưa thông tin phản hồi, giúp tôi biết mình đã làm đúng chưa.

Các vòng hồi tiếp rất quan trọng trong việc xây dựng phương pháp hiệu quả vì chúng giúp bạn theo dõi nhiều mảng hoạt động khác nhau mà không cần quá lo lắng điều gì có thể xảy ra.

Hãy quên ngay việc dự đoán tương lai, thay vào đó hãy xây dựng phương pháp có thể báo hiệu cho bạn khi cần có sự điều chỉnh.

Đam mê các phương pháp

Tôi không có ý nói rằng mục tiêu là vô ích. Tuy nhiên, tôi thấy rằng mục tiêu có ích trong việc lên kế hoạch còn phương pháp thì lại giúp bạn thực sự tiến bộ.

Mục tiêu giúp bạn định hướng và thúc đẩy bạn trong ngắn hạn, nhưng một phương pháp tốt mới là điều quan trong nhất. Và cuối cùng, theo sát quá trình thực hiện mới là điều tạo nên sự khác biệt.

(cafebiz.vn)

Ốm đau thật mệt mỏi

Đang lúc hừng hực khí thể để làm việc thì lại ốm.

Thật chán …

headache

Đầu thì đau như búa bổ, ho thì lộn gan lộn ruột 😦

Vẫn cố gắng lết đi làm mà không tập chung được vào việc gì.

Xin mày đấy tha cho tao, đừng ốm nữa, mệt mỏi quá chẳng làm được việc gì :((

 

20 bài học về cuộc sống khiến bạn chỉ ước giá mà mình biết sớm hơn

1. Bạn để ý thứ gì, thứ ấy sẽ dày vò bạn.

2. Bạn làm mất một cái điện thoại iPhone 6s, mẹ bạn biết và mua cho bạn một chiếc iPhone 7, bạn vẫn sẽ cảm thấy vui. Nếu người yêu bạn chia tay với bạn, nhưng người bạn ngưỡng mộ từ lâu tỏ tình với bạn, bạn vẫn không kiềm chế được trở nên vui hơn. Con người ai cũng vậy, không phải bạn sợ mất đi, mà chỉ sợ mất đi rồi sẽ không có thứ tốt hơn để thay thế.

3. Người mãi mãi đối tốt với bạn chỉ có bố mẹ của bạn thôi.

4. Thoải mái một chút mà sống cuộc sống của bạn đi, bạn chẳng có nhiều khán giả tới vậy đâu.

photo-0

5. Đừng lúc nào cũng cho rằng xây dựng quan hệ là quan trọng nhất, chẳng có gì là quan trọng hơn việc khiến bản thân trở nên mạnh mẽ và ưu tú hơn cả.

6. Bạn có thể yêu năm, ba kẻ không ra gì, nhưng bạn không thể yêu một kẻ không ra gì năm, ba lần.

7. Đừng ngại phải từ chối người khác, bởi những người không ngại làm khó bạn cũng chẳng phải người tốt gì.

8. Ngay lúc bạn nói xấu một ai đó sau lưng, bạn đã thua rồi. Bởi bạn biến người khác thành chủ đề bàn luận của bạn trong khi người khác lại cảm thấy bạn chẳng đáng nhắc tới.

9. Không yêu cũng không chết được.

10. Không cần phải quan tâm đến ánh mắt người khác mọi lúc mọi nơi, chỉ có như vậy bạn mới có thể vui vẻ, thoải mái mà sống.

11. Xấu cũng không sao cả, bởi người khác mà tẩy trang đi cũng chẳng đẹp ở điểm nào.

12. Một người không chủ động liên lạc với bạn chính là không nhớ bạn, cũng có thể là chẳng hề thích bạn. Nhắn tin với bạn mà chỉ toàn hai, ba câu hoặc dùng emoticon chính là không có hứng thú với bạn. Nói rất nhiều nhưng không có hành động thực tế chính là chỉ coi bạn như hàng dự bị. Bạn không cần phải kiếm cớ thay người khác, cũng không cần phải lãng phí tình cảm của mình, hãy nhanh chóng đối diện với sự thật hoặc buông tay thôi.

13. Một người nếu muốn đối tốt với bạn thì rất dễ dàng, một người nếu muốn thích bạn cũng rất dễ dàng, quan trọng là sự kiên trì. Một người khi ở bên bạn, đối tốt với bạn chính là thích bạn. Nhưng kể cả khi hai người không còn bên nhau nữa, người ấy vẫn đối tốt với bạn, đó mới là thực sự yêu bạn.

14. Đừng động tí là lại bô bô tất cả lên Facebook.

15. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy nhớ bạn đang leo được đến giữa sườn núi rồi.

16. Đừng khóc trước mặt người khác. Đừng quyết định việc gì quan trọng vào đêm khuya. Quan trọng hơn là đừng tin lời mẹ nói rằng bạn rất gầy.

17. Đừng giằng co nữa, người ấy không yêu bạn đâu. Đừng nhớ mãi quá khứ như thế, sự si tình của bạn chỉ là gánh nặng với một người đã quyết tâm ra đi. Các cô gái, cùng cố gắng nhé!

18. Buông tay một người thực sự rất khó, bạn sẽ cần rất nhiều thời gian. Nhưng chỉ là rất lâu chứ không có nghĩa là không thể quên…

19. Ngoại tình chỉ có 0 lần và vô số lần.

20. Tất cả những đau khổ bạn từng trải qua chỉ đang giúp chính bản thân bạn trưởng thành và trở thành một con người tốt đẹp hơn.

(cafef.vn)

Bỏ thuốc lá

Tối hôm qua ho quá, ho không ngủ được, ho đến mức ruột gan như muốn lộn ngược.

Vẫn biết hút thuốc  rất có hại cho sức khỏe và ảnh thưởng tới các mối quan hệ xã hội khác, nhưng không may đã nghiện rồi thì bỏ nó cũng phải là việc đơn giản. Đã quyết tâm bao nhiều lần bỏ thuốc rồi nhiều nhất cũng chỉ được vài tháng.

nosmoking

Lần này sẽ là lần cuối nói đến vấn đề này. Hôm nay là 22/10/2016 chính thức bắt đầu bỏ thuốc and never smoke again!!!!!!

Quy trình 10 bước cơ bản Xây dựng và phát triển thương hiệu dành cho Doanh nghiệp

(Trích dẫn tài liệu đào tạo Chiến lược Thương hiệu – ThS. Đặng Thanh Vân)

Xây dựng thương hiệu là vấn đề không đơn giản, đặc biệt với các doanh nghiệp trong phạm vi hữu hạn của nguồn vốn kinh doanh.Tuy nhiên,  nếu nhìn nhận vấn đề “thương hiệu giống như một con người”, quá trình Xây dựng Thương hiệu sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn. Quy trình đã xuất bản trong sách 10 bước cất cánh thương hiệu (XB 10/2014) và được cộng đồng Marcom ghi nhận như là cuốn sách duy nhất viết về chiến lược thương hiệu dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam,

10 Bước Cơ Bản Để Xây Dựng Thương Hiệu:

Bước 1:  Nghiên cứu các giá trị nền tảng. Trong mô hình Brandkey, phần nghiên cứu này tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của Doanh nghiệp/ sản phẩm/ Thương hiệu.

Các công cụ phổ biến: SWOT, các mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh; chuỗi giá trị.

brandkey01

Mô hình brandkey trong xây dựng thương hiệu

Bước 2: Môi trường cạnh tranh. Nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường.

Điểm mấu chốt: Tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường. Điểm yếu của đối thủ và Concept Truyền thông của đối thủ.

Công cụ gợi ý: SWOT đối thủ, quy trình nghiên cứu concept truyền thông của đối thủ cạnh tranh. Trải nghiệm khi là khách hàng của đối thủ. Mô hình định vị cạnh tranh.

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu.

Điểm mấu chốt: Nghiên cứu Insight khách hàng. Trả lời câu hỏi “Vì sao khách hàng lại cư xử như vậy” và “Khách hàng thực sự muốn được đối xử như thế nào?”.

Công cụ: Nghiên cứu marketing, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu “quy trình trải nghiệm của khách hàng” khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ.

Đặc biệt lưu ý: Quy trình trải nghiệm khách hàng đã hoàn toàn thay đỏi từ khi có Internet và Mạng xã hội.

brandkey02

Mô hình thương hiệu kim cuơng – Brand Diamond do ThanhsBrand sáng tạo


Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu (Bước 1 trong Brand Diamond)

Sứ mệnh thương hiệu cần trả lời các câu hỏi quan trọng:

1. Thương hiệu đại diện cho điều gì?
2. Lợi ích lý tính/ cảm tính nào thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng?
3. Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là gì?
4. Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ là gì?

Tầm nhìn của thương hiệu mô tả Đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn 10-20 năm. Tầm nhìn bao gồm hình dung về tương lai và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.

Bước 5: Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi: Hệ thống niềm tin trong tổ chức và là cơ sở quyết định văn hóa thương hiệu/ văn hóa tổ chức.

Bước 6: Cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu. Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện…)

brandkey03

“Starbucks Hồ Chí Minh – Việt Nam” – hình ảnh nhận diện thương hiệu Starbucks tại điểm bán

brandkey04

 

Cá biệt hóa thương hiệu Pepsi và Coca


Bước 7: Xây dựng Cấu trúc thương hiệu và xác định Mô hình kinh doanh cạnh tranh cho thương hiệu.

Cấu trúc thương hiệu giúp Doanh nghiệp sử dụng đồng thời chiến lược tập trung và đa dạng hóa một cách hiệu quả. Các thương hiệu cần được tập trung để tạo nên sự khác biệt và định vị mạnh mẽ trong tâm trí khác hàng. Ngược lại đa dạng hóa sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp giải quyết bài toán bất lợi/ hưởng lợi vì quy mô.

Bước 8: Văn hóa thương hiệu. 

Nếu như tính cách thương hiệu là nội hàm và phong cách (đặc điểm cảm tính và nhận diện) là sự thể hiện ra bên ngoài các giá trị nội hàm của thương hiệu; thì Giá trị cốt lõi và Văn hóa thương hiệu cũng có vai trò/ vị trí tương tự.

Trong khi giá trị cốt lõi đem lại sức mạnh tiềm ẩn cho thương hiệu thì văn hóa giúp thương hiệu tạo nên hình ảnh đặc trưng và khác biệt mạnh mẽ cho tổ chức. Văn hóa của thương hiệu được cấu thành bởi 2 yếu tố: Giá trị cốt lõi và Mô hình kinh doanh.

Bước 9: Lịch sử hóa thương hiệu và Tài sản thương hiệu. Thương hiệu không cần chờ đến 10-20 năm mới có lịch sử. Lịch sử được tạo dựng bởi những giá trị mới mẻ và đột phá so với tiến trình cũ. Giống như Neil Armstrong khi bước những bước đầu tiên lên mặt trăng, bước đi đó ngay lập tức đã đi vào lịch sử như “một bước tiến dài của nhân loại”.

Hãy là người đầu tiên, bạn sẽ làm nên Lịch sử. Có thể không chỉ là của thương hiệu, mà còn là của cả một xã hội.

Bước 10: Xây dựng LỜI HỨA THƯƠNG HIỆU: Là cam kết của thương hiệu đối với khách hàng. Lời hứa bao gồm 2 phần: Tuyên bố và Thực thi.


CÁC GIÁ TRỊ ĐẠT ĐẾN KHI XÂY DỰNG 10 BƯỚC

Brand Equity – Tài sản thương hiệu. Được định nghĩa là tất cả những đặc tính hay chất lượng nổi bật nhất của một thương hiệu, có được từ sự tương tác giữa các nhóm có lợi ích với thương hiệu, qua đó tạo ra được sự cam kết từ các cá nhân và tạo ra nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm mang thương hiệu này của doanh nghiệp. Chính những tư duy và cảm giác rất khác biệt này làm cho thương hiệu có giá trị và tạo được sự chú ý với khách hàng.

brandkey05

Mô hình CBBE (Custome base brand equity) của RedBull


ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU: là khái niệm quan trọng nhất của chiến lược thương hiệu. Định vị hiểu đơn giản là việc tạo nên một vị thế khác biệt của thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, trong một thị trường mục tiêu nhất định.

BRAND ESSENCE – Tinh túy thương hiệu là những giá trị cảm tính, cảm xúc và “tinh túy” nhất mà thương hiệu đạt được/ ghi dấu trong tâm trí khác hàng.

Tài sản thương hiệu; Định vị thương hiệu và  Tinh túy thương hiệu được hình thành thông qua quá trình xây dựng thương hiệu 10 bước; nhưng chỉ đạt đến khi thương hiệu đã thực sự được trải nghiệm trong tâm trí khách hàng.